Chính sách

Các quy định nhãn hiệu và giá gạo mới triển khai tại Philippine giữa cuộc khủng hoảng nguồn cung

Thư ký Nông nghiệp Philippines Emmanuel Pinol viết trên bài đăng facebook: “Không còn thương hiệu gạo hào nhoáng nào nữa”. Ông Pinol cũng thông báo rằng việc chuẩn hóa các nhãn hiệu gạo như “gạo xát thường”, “gạo xát kỹ”, “gạo cao cấp” và “gạo đặc sản”, sẽ giúp có sự phân biệt rõ ràng giữa gạo nhập khẩu và gạo Philippines.

“Việc sử dụng các tên thương hiệu hào nhoáng như ‘Mindoro Dinorado’, ‘Super Angelica’, ‘Yummy Rice’ và ‘Double Diamond’ sẽ bị cấm để chấm dứt tình trạng gian lận và giả mạo nhãn hiệu trong hoạt động marketing gạo”, ông cảnh báo. “Sau khi các hướng dẫn được ban hành, Cơ quan Thực phẩm Quốc gia (NFA) và Bộ Công thương Philippines (DTI), được hỗ trợ bởi Cảnh sát Quốc gia Philippines (PNP) sẽ có các hoạt động kiểm tra thị trường định kì để đảm bảo tuân thủ quy định giá trần. Những trường hợp vi phạm có thể đối mặt với các hình phát lên tới 4 năm tù và bị phạt lên tới 18.500 USD, bao gồm việc tước bỏ các giấy phép NFA”.

Với các mức giá gạo mới, gạo chế biến kỹ nhập khẩu sẽ có giá không cao hơn 0,73 USD/kg, giá gạo nhập khẩu cao cấp (Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc) có giá không quá 0,74 USD/kg, giá gạo cao cấp nhập khẩu (Thái Lan, Việt Nam) không quá 0,8 USD/kg. Đối với các giống gạo nội địa, giá gạo xát thường nội địa sẽ có giá trần là 0,73 USD/kg, giá gạo nội địa xát kỹ không quá 0,82 USD/kg và giá gạo cao cấp nội địa không quá 0,87 USD/kg. Chính sách giá trần sẽ không áp dụng cho các giống gạo đặc sản”.

Hiện nay, chính sách giá trần chỉ áp dụng cho khu vực trung tâm Manila và ngoại ô, bao gồm các thành phố và thị trấn nằm trong khu vực Manila mở rộng. “Chính sách giá trần cho siêu thị và khu vực sẽ sớm được thảo luận với các tác nhân ngành”. Chính sách giá trần đối với gạo ban đầu quy định có hiệu lực từ ngày 23/10. Trong cùng ngày, ông Pinol thông báo rằng ngày dự kiến có hiệu lực sẽ dời sang ngày 27/10 do “các tác nhân trong ngành gạo yêu cầu cần thêm 3 ngày để thông báo tới các cửa hàng bán lẻ”.

Câu chuyện ngành gạo Philippines

Trong vài tháng qua, Philippines liên tục đối mặt với các vấn đề nguồn cung gạo. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trước đó vốn không thừa nhận bất cứ tình trạng thiếu hụt gạo nào trên nước này, đã phải thừa nhận tình trạng này nhưng cho rằng hiện nguồn cung gạo đang trên đường đến và thậm chí nay còn đang dư thừa. Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, Philippines đã nhập khẩu 1 triệu tấn gạo và NFA đã thông báo về lượng gạo nhập khẩu bổ sung 750.000 tấn. Ngoài ra, ông Pinol thông báo việc nhập khẩu 1 triệu tấn gạo trong năm 2019. Ông Pinol đồng thời cũng là chủ tịch Hội đồng NFA.

Tình trạng thảm họa thậm chí đã được công bố tại khu vực Zamboanga do giá gạo tăng cao kỷ lục, mặc dù ông Pinol phủ nhận tình trạng này. Hồi đầu 10, người phát ngôn của tổng thống là Harry Roque Jr thông báo tổng thống Duterte ra lệnh nhập khẩu gạo không hạn chế để làm ngập thị trường gạo nhưng ông Pinol cũng phủ nhận thông tin này.

Lạm phát và những khó khăn khác

Chính sách giá trần trên thị trường gạo ra đời khi Philippines trải qua đợt lạm phát 6,7% hồi tháng 9 vừa qua, mức cao nhât trong vòng 9 năm kể từ tháng 2/2009.

Theo dữ liệu công bố từ Cơ quan Thống kê Philippines, chỉ riêng chỉ số giá thực phẩm và đồ uống đã tăng 9,7% trong tháng 9/2018 và là nguyên nhân chính đẩy chỉ số chung tăng. Các chuyên gia dự báo chỉ số lạm phát chung sẽ chạm mức 7% trong quý 4/2018.

Cùng với tỷ lệ lạm phát tăng vọt là giá thực phẩm tăng, làm dấy lên những lo ngại về các vấn đề kinh tế xã hội. Một trong số đó là tình trạng suy dinh dưỡng ngheiem trọng của trẻ em Philippines. Chi phí thực phẩm tại Philippines tăng 10% trong tháng 9. Giá thủy sản tăng 12%, giá thịt tăng 7% và giá rau tăng 20%.

Theo Food Asia Navigator
Admin

Buôn lậu đường từ Thái Lan có thể tăng do chính sách giá trần

Bài trước

Lạm phát giá gạo ở mức cao nhất trong 14 năm thách thức sự kiểm soát giá của Philippines

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Chính sách