Xu hướng và dự báo

Vì sao mục tiêu giữ trái đất chỉ ấm thêm 1,5 độ C quan trọng đối với y tế và sức khỏe toàn cầu?

Hạn chế sự ấm lên của trái đất xuống dưới mức mục tiêu mà các chính phủ đã đồng thuận có thể giúp giảm hàng trăm triệu người phải hứng chịu các rủi ro thời tiết và luôn có nguy cơ bị rơi vào nhóm nghèo đến năm 2050, theo các nhà khoa học phân tích tại báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc.

Theo Đồng thuận Paris, gần 200 nước đã cam kết giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C tính từ mức nhiệt độ giai đoạn tiền công nghiệp và nỗ lực vì một mục tiêu tham vọng hơn là giảm mức tăng xuống dưới 1,5 độ C.

Trong tuyên bố từ báo cáo của UN, được các nước thông qua hồi cuối tuần qua, Hội đồng Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) cho rằng hạn chế mức ấm lên toàn cầu xuống dưới 1,5 độ C sẽ đặt ra yêu cầu “những thay đổi chưa từng có tiền lệ, nhanh và rộng” ở tất cả các khía cạnh của xã hội và mang “lợi ích rõ ràng tới cho mọi người và các hệ thống tự nhiên”. Gắn với một trần tăng nhiệt thấp hơn có thể mang lại một cộng đồng công bằng và bền vững hơn.

Dưới đây là một số khác biệt cơ bản trong các tác động của biến đổi khí hậu lên con người giữa kịch bản trái đất ấm lên 1,5 độ C và 2 độ C, theo đánh giá trong báo cáo trên (mức độ tin cậy trong các kết quả khác biệt giữa mức rất cao, cao và trung bình):

* Các rủi ro liên quan đến thời tiết như sức khỏe, sinh kế, an ninh lương thực, nguồn cung nước, an ninh nhân loại và tăng trưởng kinh tế dự báo tăng khi trái đất ấm thêm 1,5 độ C và nghiêm trọng hơn với mức tăng nhiệt 2 độ C.

* Các vấn đề gặp rủi ro cao bất thường với các hệ quả tiêu cực của sự ấm lên toàn cầu từ 1,5 độ C trở lên bao gồm các cộng đồng dân cư dễ tổn thương, các cộng đồng người bản địa và các cộng đồng địa phương có sinh kế dựa vào nông nghiệp hoặc các hoạt động ven biển như khai thác thủy sản.

* Các khu vực bị đe dọa đặc biệt bao gồm các hệ thống sinh thái cực bắc, các khu vực khô, các quốc đảo nhỏ đang phát triển và các nước kém phát triển nhất.

* Bất cứ sự ấm lên toàn cầu nào cũng sẽ tác động tới sức khỏe con người, phần lớn là tiêu cực. Rủi ro của tử vong liên quan đến thời tiết nóng thấp hơn nếu trái đất ấm hơn chỉ 1,5 độ C, thay vì 2 độ C; trong khi các rủi ro từ một số dịch bệnh do côn trùng như sốt rét, có thể tăng cùng với nhiệt độ.

* Hạn chế mức ấm lên toàn cầu ở 1,5 độ C so với 2 độ C có thể làm giảm tỷ lệ dân số thế giới gặp rủi ro áp lực nước tăng tới một nửa, mặc dù tỷ lệ này khác biệt lớn giữa các vùng.

* Gắn với mục tiêu 1,5 độ C sẽ giữ mực nước biển tăng thấp hơn 0,1m so với mục tiêu 2 độ C tính đến năm 2100, qua đó giúp giảm 10 triệu người phải đối mặt với các rủi ro liên quan, dựa trên mức dân số năm 2010 và nếu không có bất cứ biện pháp thích ứng nào được triển khai.

* Nếu mực nước biển tăng chậm hơn, cơ hội cao hơn cho các đảo nhỏ, các vùng ven biển đất thấp, và các vùng đồng bằng điều chỉnh với lũ ven biển, xâm mặn và thiệt hại cơ sở hạ tầng, cùng các rủi ro khác.

* Các nước tại các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới Nam bán cầu sẽ chịu những tác động tiêu cực lớn nhất về tăng trưởng kinh tế do biến đổi khí hậu nếu trái đất ấm lên từ 1,5 độ C lên 2 độ C.

* Những ngày nóng cực đoan tại các khu vực xích đạo sẽ nóng hơn khoảng 3 độ C với kịch bản trái đất ấm lên 1,5 độ C và 4 độ C với kịch bản trái đất ấm lên 2 độ C. Nhìn chung, số ngày nóng dự báo tăng tại phần lớn các khu vực, đặc biệt là tại các khu vực nhiệt đới.

* Rủi ro hạn hán và thiếu mưa có thể tăng tại một số khu vực nếu trái đất ấm lên 2 độ C, thay vì 1,5 độ C.

* Mưa lớn gắn với các đợt lốc xoáy nhiệt đới dự báo sẽ nhiều hơn khi trái đất ấm lên 2 độ C so với chỉ 1,5 độ. Trên toàn cầu, lượng mưa có thể tăng khi trái đất ấm lên 2 độ C và hệ quả là diện tích đất đai bị tác động bởi các đợt lũ, sẽ lớn hơn.

*Giữ trái đất ấm lên 1,5 độ C dự báo sẽ giúp giảm mức thiệt hại năng suất ngô, gạo, lúa mỳ và có thể các loại ngũ cốc khác, đặc biệt là tại Châu Phi cận Sahara, Đông Nam Á, Trung và Nam Mỹ.

* Nguồn cung thực phẩm sẽ ít hơn trong kịch bản trái đất ấm lên 2 độ C so với kịch bản 1,5 độ C tại Sahel, miền nam châu Phi, Địa Trung Hải, Trung Âu và Amazon. Chăn nuôi cũng dự báo sẽ khó khăn hơn khi nhiệt độ tăng.

* Hạ mức tăng nhiệt trái đất từ 2 độ C xuống 1 độ C sẽ gây ít thiệt hại hơn trên phạm vi toàn cầu để phát triển theo cách bền vững hơn, giúp xóa đói và giảm bất công,

Theo Reuters
Admin

Ấn Độ dự báo lượng mưa trên mức trung bình sẽ thúc đẩy nông nghiệp, nền kinh tế

Bài trước

La Nina có khả năng diễn ra từ tháng 6 đến tháng 8

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc