Thực phẩm và Đồ uống

Thị trường thực phẩm chay liên tục tăng nhu cầu đối với mít Ấn Độ

Sự ưa chuộng ngày càng tăng đối với chế độ ăn chay tại phương Tây đang đẩy mạnh nhu cầu đối với mít Ấn Độ. Xuất khẩu mít dạng thô, đông lạnh, sấy khô hoặc ăn liền Từ Ấn độ sang các nước như Mỹ, châu Âu, bên cạnh Tây Á, đang trên đà tăng.

Ngoài ra, hạt mít, mà bột hạt mít được sử dụng trong các sản phẩm bánh kẹo, đang có nhu cầu rất tốt tại các nước như Anh và Đức. Do kết cấu dạng xơ của mít, loại trái cây này được xem là một thực phẩm chay thay thế cho thịt và thịt gà. Thậm chí, mít non còn được gọi là thịt giả. “Xuất khẩu mít nót của chúng tôi đã tăng khoảng 500 tấn trong 4 năm qua”, theo Surya Shastry, giám đốc điều hành của Phalada Agro Research Foundations Pvt Ltd, một công ty tại Bengaluru hiện đang bán các sản phẩm hữu cơ với thương hiệu Pure & Sure. “Chúng tôi dự báo xuất khẩu mít dạng thô sẽ đạt khoảng 750 – 800 tấn trong năm tài khóa hiện tại”, ông Sastry cho hay. Phalada hiện đang xuất khẩu mít non dạng ăn liền, sau khi nhà máy chế biến của công ty tại Bengaluru bắt đầu hoạt động.

Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)
2017-18 (ước tính lần 2) 154.000 1.736.000
2016-17 150.000 1.694.000

 

Phalada Agro, thu mua mít từ mạng lưới nông dân tại Karnataka, hiện đang tìm kiếm nguồn cung từ các bang đông bắc đất nước do nhu cầu tăng. Tương tự, JackFruit India cũng đã bắt đầu xuất khẩu hạt mít sấy khô dạng đông lạnh khoảng 7 tháng trước và cho biết nhu cầu từ các thị trường như Anh đang tăng mạnh. “Cho tới nay, chúng tôi đã xuất khẩu 7 tấn mít dạng thô và khoảng 12 tấn hạt mít”, theo Alex Chacko, giám đốc điều hành JackFruit India cho hay. Công ty cũng đã mở một công ty con tại Cyprú để đóng gói lại sản phẩm và bán trên thị trường Anh.

Ông Chacko cho hay JackFruit India đang hợp tác với một công ty của Đức để phát triển sản phẩm giống như xúc xích nhưng làm từ mít non, có thể sẽ ra mắt thị trường trong vài tháng tới. Bột làm từ hạt mít đang ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong ngành sản xuất bánh kẹo tại châu Âu, nơi loại bột này được sử dụng làm bánh quy.

Tuy nhiên, cạnh tranh đang tăng lên từ các nước như Bangladesh, hiện dang cung cấp bột hạt mít với giá thấp hơn Ấn Độ 30%. “Lao động giá rẻ và đồng nội tệ giảm giá là các yếu tố có lợi cho các nhà xuất khẩu Bangladesh”, ông Chacko nhận định. Hạt mít cũng giàu dinh dưỡng và các loại vitamins như thiamine và riboflavin.

Shree Padre, tổng biên tập tạp chí nông nghiệp Adike Patrike và là một chuyên gia về mít, cho biết thương mại hóa mít tại Ấn Độ vẫn trong giai đoạn phát triển ban đầu và còn rất nhiều cơ hội trên thị trường thế giới. Các doanh nghiệp và nông dân trồng mít Ấn Độ vẫn chưa tận dụng hết các cơ hội này. “Các nông dân và doanh nghiệp kinh doanh mít Ấn Độ cần phải hành động nhanh chóng như Thái Lan để tận dụng các cơ hội đang mở ra”, ông Padre cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải nghiên cứu để tập trung phát triển nhiều giống mít, đón đầu nhu cầu đang tăng về dài hạn.

Các nhà chức trách tại Cơ quan Xúc tiến Xuất khẩu Nông sản và Thực phẩm Chế biến Ấn Độ từa nhận rằng xuất khẩu mít và các sản phẩm liên quan đang tăng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, họ khó xác định được lượng và giá trị của các sản phẩm này do không có mã HS riêng cho các sản phẩm này nên các sản phẩm này được xếp vào nhóm rau quả chế biến hoặc hàng hóa chế biến khác.

Shaji Mathew của Wynad Exports, hiện đang xuất khẩu mít non cả dạng đông lạnh và dạng cắt khối tới Mỹ và Úc, cho biết nhu cầu tăng lên mỗi năm từ các nước đối tác này. Mít non được sử dụng trong sandwiches và burger như một nguyên liệu thay thế cho thịt gà trong các món ăn chay tại các thị trường này.

Theo The Hindu Business Line
Admin

Các nhà khoa học tạo ra nguồn dự trữ năng lượng bền vững kép từ phế phẩm sầu riêng và mít

Bài trước

Ấn Độ đa dạng hóa xuất khẩu thực phẩm khi các biện pháp kiềm chế gây áp lực cho thị trường trong nước

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc