Việt Nam đặt mục tiêu tham vọng trở thành nước dẫn dầu về nuôi trồng thủy sản – đặc biệt là phát triển nuôi trồng thủy sản trong môi trường nước mặn ven biển. Hiện là nước nuôi trồng thủy sản lớn thứ 4 thế giới, sau Trung Quốc, Indonesia và Ấn Độ, năm 2017, sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam đạt 3,84 triệu tấn, chiếm hơn 53% trong tổng sản lượng thủy sản 7,23 triệu tấn của Việt Nam. Năm 2017, tổng sản lượng thủy sản Việt Nam tăng 5,2% so với năm 2016.

Chính phủ Việt Nam và các tác nhân ngành thủy sản gần đây đã dành sự quan tâm nghiêm túc hơn cho ngành nuôi trồng thủy sản, theo ông Trần Đình Luân, phó cục trưởng Tổng cục Thủy sản, phát biểu trong một hội thảo tại Hà Nội vào đầu tháng 7 vừa qua. Hội thảo được đông tổ chức bởi Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, Tổng cục Thủy sản Việt Nam và Hội đồng Xuất khẩu Đậu tương Mỹ (USSEC), tập trung thảo luận về dự thảo chiến lược quốc gia về phát triển nuôi trồng thủy sản biển đến năm 2030. Chiến lươcj này với tầm nhìn đến năm 2050, được Bộ NNPTNT soạn thảo và sẽ được đệ trình lên thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để phê duyệt cuối cùng.

Kế hoạch kêu gọi chính phủ triển khai – dưới dạng thử nghiệm – một số chính sách thiết kế nhằm khuyến khích nuôi trồng thủy sản biển theo hướng công nghiệp, đặc biệt là ở các vùng biển ngoài khơi, đến năm 2020. Kế hoạch đặt mục tiêu tăng gấp đôi sản lượng thủy sản nuôi biển đến năm 2020 lên 750.000 tấn, bao gồm 200.000 tấn cá, 400.000 tấn nhuyễn thể và 150.000 tấn tảo biển, theo dự thảo chiến lược đề xuất.

Ông Luân cho biết trong khi nuôi thủy sản biển tại Việt Nam mới chỉ đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, chiến lược này được thiết kế nhằm phát triển toàn diện chuỗi sản xuất của ngành này ở mức độ lớn hơn và phát triển hơn. Trong các giai đoạn triển khai tiếp theo, kế hoạch đặt mục tiêu sản lượng thủy sản nuôi biển tăng lên 1,75 triệu tấn đến năm 2030 và lên 3 triệu tấn đến năm 2050.

Việt Nam kỳ vọng xuất khẩu các sản phẩm thủy sản nuôi biển đạt 1,5 tỷ USD đến năm 2020, tăng lên khoảng 5 – 8 tỷ USD đến năm 2030 và đạt hơn 10 tỷ USD đến năm 2050. Việt Nam cũng đặt mục tiêu trở thành nước dẫn đầu Đông Nam Á về ngành nuôi thủy sản biển, với mục tiêu cuối cùng là lọt top 5 nước có sản lượng và giá trị các sản phẩm thủy sản nuôi biển lớn nhất thế giới đến năm 2050, theo dự thảo chiến lược nêu rõ.

Kế hoạch này cũng kêu gọi chú trọng mạnh hơn tới phát triển các mối quan hệ đối tác thương mại và đối tác công nghệ - đào tạo. Việt Nam đặt mục tiêu thiết lập quan hệ đối tác sâu hơn với các nước hàng đầu thế giới về nuôi thủy sản biển, bao gồm Na Uy, Đan Mạch, Nhật Bản, Mỹ và Úc. Việt Nam cũng sẽ nhập khẩu con giống chất lượng cao từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Úc, theo dự thảo chiến lược vạch ra.

Năm 2017, sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam đạt 2,69 triệu tấn cá và 723.800 tấn tôm, theo dữ liệu do Bộ NNPTNT công bố. Tuy nhiên, sản lượng nuôi trồng thủy sản biển còn hạn chế, đạt 377.000 tấn nuôi biển, bao gồm cá, nhuyễn thể, tôm hùm, cua và tảo biển trong năm 2017.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, cho biết nuôi biển vẫn chưa phát triển mạnh tại Việt Nam, nhưng “rất có tiềm năng”. Với đường bờ biển dài hơn 3.260km và rất nhiều đảo, vịnh, Việt Nam có lợi thế địa lý rất lớn cho nuôi biển, ông Luân nhận định. Khu vực đặc quyền kinh tế chiếm gần 30% biển Đông. Đặc biệt, các vùng nước phía tây Việt Nam ít phải hứng chịu bão hơn và các vùng nước sâu tại khu vực miền trung rất lý tưởng cho nuôi thủy sản biển quy mô lớn.

Cá tra và tôm là hai mặt hàng thủy sản nuôi chính của Việt Nam, đều chủ yếu được sản xuât tại ĐBSCL, mặc dù các khu vực trên khắp Việt Nam đều có hoạt động nuôi thủy sản. Phát triển nuôi biển sẽ mang lại sự đa dạng và cân bằng cho sản xuất thủy sản Việt Nam, đặc biệt nếu Việt Nam có thể ứng dụng các công nghệ nuôi biển hiện đại tại các vùng nước sâu hơn, ông Dũng phân tích.

Hiện Việt Nam có khoảng 50.000 hộ nuôi thủy sản biển trên cả nước, phần lớn đều là nông dân nhỏ lẻ sử dụng trang thiết bị và phương thức nuôi lạc hậu. Nhưng hàng loạt các công ty – đặc biệt là những công ty hoạt động tại đảo Phú Quốc ở phía Nam và vịnh Vân Phong ở miền Trung – đã triển khai các hoạt động nuôi quy mô lớn, công nghiệp, sử dụng các công nghệ hiện đại từ Na Uy. Các kết quả ban đầu cho thấy các mô hình nuôi biển hiện đại có thể ứng dụng tại các khu vực khác trên cả nước, ông Dũng cho hay.

Theo Seafood Source
Admin

Phát triển nuôi biển bền vững đòi hỏi sự cân bằng giữa nhu cầu của con người và bảo tồn tài nguyên biển

Bài trước

Nuôi biển dự kiến mang lại hàng tỷ USD mỗi năm cho Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt