Con đập bị vỡ vừa qua tại Lào là một trong hàng tá những con đập tương tự dọc sông Mekông và các sông nhánh cho thấy sự phát triển nhanh chóng của một tuyến đường thủy đang trở nền ngày càng quan trọng mang tính chiến lược cho Trung Quốc và các nước láng giềng.

Đối với hàng trăm ngàn người sinh sống dọc con sống bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, con sông này là huyết mạch đời sống của họ. Lũ quét hồi tháng 7 vừa qua từ một con đập bị vỡ tại một nhà máy thủy điểm đang được xây dựng trên một nhánh sông tại nam Lào khiến khoảng 30 người thiệt mạng, gây thiệt hại lớn cho kinh tế địa phương, đẩy ít nhất 6.000 người vào tình trạng mất nhà cửa và làm dấy lên những câu hỏi về cách mà dòng sông này đang được quản lý.

Nhưng dòng sông này, nổi tiếng trong những bộ phim và thu hút hàng đoàn khách du lịch mỗi năm, những vấn đề của nó lại vượt trên thương mại và giao thương. Tiền đang đổ vào các nước, thường thông qua các doanh nghiệp nhà nước hoặc có nhà nước chống lưng, cạnh tranh để xây dựng các nhà máy thủy điện. Đối với những nước nhỏ hơn, nghèo hơn như Campuchia và Lào, các khoản đầu tư như vậy được chào đón, ngay cả khi đi kèm với các điều kiện ràng buộc mang tính chiến lược.

Trung Quốc, cho tới nay là quyền lực lớn nhất trong khu vực, và nơi khởi nguồn của sông Mekong tại cao nguyên Tibet, đang sử dụng ngày càng thuần thục sức mạnh kinh tế để đảm bảo các mục tiêu rộng lớn hơn. Kiểm soát mạnh hơn con sông Mekong – tên tiếng Trung là Lancang – tới suốt miền nam Việt Nam mang lại cho Bắc Kinh quyền lớn tiếng hơn về sử dụng các nguồn lực chính của con sông này và dùng làm đòn bẩy để gây áp lực cho các nước khác rơi vào vòng tay chính trị của Trung Quốc. “Sức mạnh toàn diện của Trung Quốc vẫn chưa lộ diện hết nhưng nếu ra tay, sức mạnh ấy có thể gây ra tình trạng đói kém, xung đột cộng đồng và có khả năng lật đổ các chính phủ”, theo Elliot Brennan, một nghiên cứu viên trao đổi tại Institute for Security & Policy Development. “Tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc dọc hệ thống sông Mekong, thông qua cả các con đập thượng nguồn và các con đập xây dựng bởi các liên doanh tại hạ nguồn sông Mekong, là một mặt khác của chiến lược cắt lát tại Đông Nam Á của Trung Quốc”, ông phát biểu ám chỉ đến chiến lược xây dựng hàng loạt các hòn đảo nhân tạo, cơ sở hạ tầng và năng lực quân sự.

Sông Mekong đôi khi được các nhà quan sát gọi là điểm nóng địa chính trị tiếp theo của khu vực này. Mặc dù hiện mức độ nóng về địa chính trị tại đây chưa bằng với tranh chấp trên biển Đông, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hàng ngàn hectar và các tiền đồn quân sự lắp ghép trên các sườn núi dốc nhỏ và các đảo cát ngoài khơi, sông Mekong có thể còn có giá trị hơn thế. Lí do là bởi giá trị huyết mạch của nó dẫn ra biển, chạy dọc các vựa sản xuất lương thực thực phẩm của Đông Nam Á, nơi lúa gạo và các cây trồng khác được sản xuất, nơi cá tôm sinh sôi và là điểm đến du lịch.

Trên cả sông Mekong và biển Đông, Trung Quốc đều sử dụng đồng thời củ cà rốt (đầu tư) và cây gậy (áp lực quân sự - ngoại giao). Trong khi các công ty Trung Quốc đang được hỗ trợ tìm kiếm nguồn vốn để mở rộng mạng lưới các con đập dọc sông Mekong, Trung Quốc cũng đang tìm cách tối đa hóa tiếng nói quyết định về cách toàn bộ 4.350km con sông Mekong được chảy ra sao.

Hợp tác thành lập năm 1995, Ủy ban sông Mekong đã tồn tại với vai trò là cơ chế chính cho quản lý sông Mekong giữa Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam trong 20 năm qua. Mọi thứ thay đổi từ năm 2016, khi Trung Quốc chính thức cho ra đời Cơ chế Hợp tác Lancang – Mekong (LMCM). Thay vì hợp tác với Ủy ban sông Mekong đang tồn tại, mà Trung Quốc không phải là thành viên, Trung Quốc tập trung vào xây dựng LMCM trở thành thể chế giúp thúc đẩy phát triển phía tây Trung Quốc và bổ trợ cho Sáng kiến Vành đai – Con đường nhằm mở rộng các tuyến thương mại đất liền và trên biển sang châu Âu.

Cơn sốt xây dựng đập

Các dự án thủy điện bùng nổ dọc sông Mekong và các nhánh sông

Với các thành viên bao gồm tất cả các nước Đông Nam Á có con sông chảy ra, LMCM có phạm vi rộng hơn Ủy ban sông Mekong. Tổ chức này giải quyết các vấn đề chính trị và an ninh, như cơ sở hạ tầng, y tế và giáo dục, cũng như sự phát triển bền vững của dòng sông này và hợp tác kinh tế xuyên biên giới. LMCM giúp kết nối quản lý các đội tuần tra với các đội thuyền quân sự Trung Quốc.

Trong khi đó, My đang tập trung vào Sáng kiến Hạ nguồn Mekong, một đối tác thành lập năm 2009 để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và bao trùm giữa 5 nước hạ nguồn sông Mekong. Tổng thư ký Mike Pompeo, trong cuộc họp với nhóm này tại Singapore vừa qua, cho rằng các nước Đông Nam Á là các đối tác chiến lược chính. “Tạo ra tăng trưởng bình đẳng, bền vững và bao trùm cho khu vực này không chỉ góp phần vào tăng trưởng của các nước ASEAN mà còn cho khu vực Thái Bình dương tự do và mở cửa”.

Những bình luận này khẳng định ASEAN như một khối, phần lớn vẫn kìm chế chỉ trích các hành động của Trung Quốc trên biển Đông. Trung Quốc khẳng định rằng sẽ giải quyết tranh chấp lãnh thổ với các nước Đông Nam Á trên cơ sở song phương, chứ không thông qua ASEAN. Và hỗ trợ kinh tế của Trung Quốc tại Campuchia, Lào đặc biệt nhằm các nước này xa rời khối ASEAN.

Theo Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Wang Yi, LMCM là một phần quan trọng trong hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN. Dù vậy, “một đặc trưng độc đáo của sông Mekong là sự trải rộng trên phạm vi địa lý của sông này phản ánh một trật tự địa chính trị khu vực: một Trung Quốc quyền lực ở đầu nguồn, các nước kém phát triển hơn, nhỏ bé hơn ở hạ nguồn”, theo Sebastian Strangio, nhà nghiên cứu tại Thái Lan, người viết quyển sách về ảnh hưởng của Trung Quốc tại Đông Nam Á. “Bạn có thể đã nhận thấy sự rụt rè thảm hại của các nước hạ nguồn trong bất cứ phát biểu gì chỉ trích về sự lạm dụng của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mekong”.

Các nhà đầu tư Trung Quốc đang vung tiền vào hàng loạt các dự án thủy điện lớn ở hạ nguồn, đặc biệt là tại Lào, Campuchia và Myanmar. “Các lãnh đạo của các quốc gia nhỏ, kém phát triển hơn như Lào và Campuchia cảm thấy không thể khước từ các khoản đầu tư như vậy”, theo Matt Busch, nhà nghiên cứu tại Lowy Institute. “Với các cấu trúc quản trị hiện thời trên sông Mekong theo cách thức không xây dựng cũng không hiệu quả, chúng ta có thể sẽ phải chứng kiến thêm nhiều nước hành động đơn lẻ để bảo vệ cái mà họ cho là các lợi ích ngắn hạn”.

Theo Bloomberg
Admin

Bộ NN&PTNT cho biết thị trường tín chỉ carbon 'rất phức tạp'

Bài trước

Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư