Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc cuối cùng đã nổ ra vào ngày 6/7, khi Mỹ chính thức áp thuế 25% lên gói hàng hóa Trung Quốc trị giá 34 tỷ USD và Trung Quốc trả đã với mức thuế tương đương lên gói hàng hóa Mỹ trị giá tương tự.

Các bên tiếp tục đẩy cao cuộc chiến vào ngày 11/7 khi chính phủ của tổng thống Donald Trump thông báo xem xét áp thuế 10% lên gói hàng hóa trị giá 200 tỷ USD từ Trung Quốc, bao gồm hàng loạt các sản phẩm thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng. Nếu chính sách thuế này chính thức có hiệu lực, dự kiến vào tháng 9 tới, thủy sản Trung Quốc sẽ trở nên đắt đỏ hơn tại Mỹ. Nhưng kinh doanh thủy sản tại Trung Quốc sẽ không bị tác động do Trung Quốc đã “nhanh chân” mở rộng cửa thị trường thông qua hàng loạt thỏa thuận thương mại với các nước khác, bao gồm một thỏa thuận thương mại tự do hiện đang đàm phán với Na Uy.

Theo bà Alicia Garcia Herrero, kinh tế trưởng khu vực châu Á Thái Bình Dương tại ngân hàng đầu tư Pháp Natixis tại Hong Kong, Bắc Kinh hiện đang tìm kiếm các thị trường và nguồn lực thay thế để giảm sự phụ thuộc vào Mỹ. “Trung Quốc sẽ tiếp tục đi theo hướng này và cũng thúc đẩy tiếp cận thị trường bằng cách đàm phán các thỏa thuận thương mại song phương với càng nhiều nước càng tốt”.

Trung Quốc hiện cũng đang thúc đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận thương mại tự do và các thỏa thuận đầu tư song phương với EU và Nhật Bản. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang thúc đẩy ký kết Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, bao gồm 10 nước thành viên ASEAN cộng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand.

Mở cửa các thị trường trở thành quân bài trong cuộc chơi kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên cầm quyền, hứa hẹn một giai đoạn chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi. “Những sáng kiến này nhằm bù đắp cú shock từ cuộc chiến thương mại”, bà Herrero cho hay.

Các động thái gần đây của Trung Quốc đều cho thấy nỗ lực đạt quan hệ thương mại tốt hơn với EU và các nước châu Á khác. Bộ Thương mại Trung Quốc vừa bắt đầu vòng đàm phán thứ 18 về thỏa thuận đầu tư với EU, nối lại quy trình đàm phán bị đình đốn do EU không sẵn sàng công nhận vị thế nền kinh tế thị trường của Trung Quốc. TRung Quốc cũng đã mở cửa trở lại thị trường thịt bò cho Pháp và Anh trong những tuần gần đây. Tương tự, hồi đầu tháng 7, Trung Quốc đã giảm thuế cho cá hồi và hàng loạt mặt hàng thủy sản khác cho tiêu dùng nội địa từ 15,7% xuống 6,9%, cùng với rất nhiều mặt hàng tiêu dùng khác, nhằm khuyến khích nhập khẩu từ nền tảng đa dạng các nhà cung cấp, qua đó giữ ổn định giá và nguồn cung.

Ngoài ra, tháng 6/2018, Trung Quốc đã mở rộng cửa hơn thị trường nhập khẩu thủy sản từ 5 nước châu Á khi giảm thuế từ 12% xuống 9% đối với hàng loạt mặt hàng thủy sản. Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo chính sách giảm thuế - áp dụng từ ngày 1/7 – đối với hàng loạt sản phẩm thủy sản tươi, phần lớn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nội địa, từ Bangladesh, Ấn Độ, Lào, Hàn Quốc và Sri Lanka – tất cả đều năm trong Thỏa thuận Thương mại châu Á Thái Bình Dương (APTA) ít được biết đến nhưng đã ký kết từ năm 1975.

Mở cửa thị trường có thể là cách duy nhất cho Trung Quốc, xét đến việc Trung Quốc khó lòng theo đuổi cuộc chiến trả đũa ăn miếng trả miếng đến cùng với Mỹ khi tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc sang Mỹ chỉ đạt 155 tỷ USD trong năm 2017; trong khi giá trị nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc của Mỹ lên đến 500 tỷ USD. Trung Quốc chiếm 21% trong tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa của Mỹ và thị trường Mỹ chiếm 23% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc. Trung Quốc chỉ chiếm thị phần 7% trong tổng xuất khẩu hàng hóa của Mỹ. Những con số này không bao gồm các ngành dịch vụ mà Mỹ có thặng dư nhờ luồng du học sinh và khách du lịch Trung Quốc sang Mỹ.

Trung Quốc có thể chỉ chiếm 8% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa Mỹ nhưng các bang trung tây và miền nam nước Mỹ lại phụ thuộc lớn vào xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, 26% xuất khẩu của Alaska, trị giá 1,4 tỷ USD, sang Trung Quốc và phần lớn trong đó là thủy sản. Các bang ven biển chịu tác động với các mức độ khác nhau: xuất khẩu của Maine sang Trung Quốc đạt 238 triệu USD, tương đương 8% giá trị xuất khẩu của bang này năm 2017; Louisiana xuất khẩu 7,8 tỷ USD sang Trung Quốc, chiếm 13,6% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của bang.

Bên cạnh việc thiếu một mục tiêu đủ lớn để nhắm tới, Trung Quốc cũng ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào Mỹ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng tại chính Trung Quốc. Mỹ là nước cung cấp thủy sản lớn hai của Trung Quốc. Có thể vì lý do này, một số trong các vũ khí mà Trung Quốc sử dụng trong các tranh chấp với các đối tác thương mại nhỏ hơn vẫn chưa sử dụng đến để chống lại Mỹ. Trước đó, các va chạm có động cơ chính trị với Nhật Bản, Hàn Quốc và Na Uy đã được truyền thông nhà nước đẩy lên trở thành đợt tẩy chay trên diện rộng đối với hàng hóa các nước này và các nhà chức trách hải quan Trung Quốc đã ngăn chặn hiệu quả tiếp cận hàng hóa thông qua triển khai các quy trình kiểm tra gây nhiều khó khăn.

Nhưng kiểm tra nghiêm ngặt, hoãn cấp giấy phép, và các trừng phạt vô tội vạ đều có thể là các quân bài áp dụng cho các doanh nghiệp Mỹ, vốn đang có 256 tỷ USD đầu tư vào Trung Quốc tính đến năm 2017. Hy vọng tốt nhất đối với các doanh nghiệp Mỹ là Trung Quốc đồng ý một cuộc mặc cả, trong đó ví dụ, Trung Quốc dodòng ý chấm dứt hệ thống bắt buộc phải liên doanh đầu tư – trong đó các doanh nghiệp Mỹ phải có các đối tác địa phương để tham gia một số ngành công nghiệp.

Một trong những công cụ lâu đời của Trung Quốc trong chiến lược thương mại là tiền tệ, với đồng NDT đang giảm mạnh so với đồng USD từ đầu tháng 6 – tới hơn 3%. Nhưng vấn đề này dường như không có sự can thiệp cố ý của chính phủ, vốn đã gặp khó khăn vào mùa hè năm 2015 để bảo vệ giá trị đồng NDT trước các nhà đầu cơ thị trường. Diễn biến này có vẻ do thị trường điều phối, kết quả của một làn sóng tiền rời bỏ các thị trường đang phát triển để đặt cược vào lãi suất Mỹ đang tăng. Động thái này cũng liên quan đến việc ngân hàng trung ương Trung Quốc nới lỏng thanh khoán để thúc đẩy nền kinh tế. Nhưng nếu các chính sách thuế hai nước đe dọa có hiệu lực, các nhà xuất khẩu thủy sản Mỹ sẽ khó tiếp cận thị trường Trung Quốc hơn và người tiêu dùng Mỹ cũng sẽ phải chịu mức giá cao hơn khi Trung Quốc tìm cách mở cửa các thị trường khác.

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Trung Quốc năm 2017, với tổng lượng 627.000 tấn, trị giá 3,84 tỷ USD, tăng 2,53% về lượng và 3,8% về giá trị so với năm 2016. Đứng ở vị trí số 1, nhập khẩu thủy sản Trung Quốc của Mỹ đạt 554.300 tấn, trị giá 3,22 tỷ USD, tăng 1,72% về lượng và 5,8% về giá trị trong cùng kỳ so sánh. ASEAN là thị trường nhập khẩu thủy sản Trung Quốc lớn hơn Mỹ về lượng, với kim ngạch nhập khẩu 669.300 tấn trong năm 2017, tăng 6,56% so với năm 2016 – nhưng thấp hơn về giá trị, đạt 2,37 tỷ USD, giảm 2,7% so với năm 2016.

Nga tiếp tục dẫn đầu danh sách các nước cung cấp thúy ản cho Trung Quốc, đã xuất khẩu 1,07 triệu tấn thủy sản sang Trung Quốc trong năm 2017, trị giá 1,55 tỷ USD, tăng 11,1% về lượng và 2,78% về giá trị so với năm 2016, chiếm 13,6% về giá trị trong cơ cấu các nước cung cấp thủy sản cho Trung Quốc. Tuy nhiên, ở vị trí thứ hai, Mỹ là nước cung cấp các sản phẩm giá trị cao hơn” xuất khẩu 532.900 tấn thủy sản sang Trung Quốc trong năm 2017, trị giá tới 1,5 tỷ USD, tăng 8,37% về lượng và 21,28% về giá trị so với năm 2016.

Theo Seafood Source
Admin

Các nhà sản xuất nông nghiệp Hoa Kỳ chuẩn bị cho đòn giáng vào xuất khẩu sang Trung Quốc dưới thời chính quyền Trump

Bài trước

La Nina và hành vi tích trữ toàn cầu có thể đẩy giá hàng hóa nông sản tăng trong năm 2021

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư