Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể châm ngòi cho nhu cầu đối với ngũ cốc và hạt có dầu từ khu vực biển Đen, theo các thương nhân và các nhà phân tích nhận định.
Các cơ hội bán lúa mỳ, ngô và đậu tương sang Trung Quốc và thậm chí sang EU đang mở ra cho các nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn của khu vực biển Đen, gồm Nga, Ukraine và Kazakhstan, vốn gần đây đã chấm dứt sự thống trị của Mỹ tại các thị trường như Nigeria và Mexico. Từ ngày 6/7, chính sách thuế ăn miếng trả miếng của Mỹ và Trung Quốc lên các gói hàng hóa trị giá 34 tỷ USD của nhau chính thức có hiệu lực và Bắc Kinh cáo buộc Washington đã phát động “cuộc chiến thương mại quy mô lớn nhất” trong lịch sử.
Thị phần của khu vực biển Đen trên thị trường lúa mỳ toàn cầu tăng lên khoảng 37% trong niên vụ 2017/18, theo Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế cho thấy, vượt tổng thị phần của Mỹ và Canada cộng lại. Trung Quốc là nước sản xuất lúa mỳ lớn nhất thế giới nhưng vẫn phải nhập khẩu khoảng 4 triệu tấn lúa mỳ hàng năm. Trong niên vụ 2017/18 (từ tháng 6/2017-5/2018), xuất khẩu lúa mỳ Mỹ sang Trung Quốc đạt 902.400 tấn, giảm từ mức 1,56 triệu tấn trong niên vụ trước đó, theo số liệu chính thức của Mỹ cho thấy.
Đối với lúa mỳ Kazakh, Trung Quốc đã bắt đầu tăng nhập khẩu lúa mỳ Kazakh ngay từ đầu chính sách Vành đai – Con đường và trước khi tranh chấp thương mại khởi sinh, nhưng chính sách thuế mới sẽ khuếch đại tình hình hiện tại. “Chúng tôi mới bắt đầu mua lúa mỳ Kazakhstan trong năm 2018. Đơn hàng đầu tiên của chúng tôi chỉ vài ngàn tấn”, một thương nhân lúa mỳ Trung Quốc cho hay. “Hiện lúa mỳ Mỹ đã không còn là nguồn cung hấp dẫn nên chúng tôi có thêm động lực để mua lúa mỳ từ Kazakhstan. Và một khi giao dịch đến một mức độ nào đó, chính phủ nước đối tác sẽ tự động cho bạn các ưu đãi cụ thể”. Tuy nhiên, các thương nahan nhận định rằng điều kiện logistics khó khăn và chất lượng không ổn định của lý mỳ Kazakh và Nga là các rủi ro. Lúa mỳ biển Đen có thể sẽ không hoàn toàn thay thế được lúa mỳ Mỹ do khác biệt vè chất lượng, nên một bộ phận thương nhân sẽ chuyển hướng sang lúa mỳ Canada.
Theo dữ liệu thống kê, Nga và Ukraine, vốn có những đối tác giao dịch truyền thống tại Bắc Phi và Trung Đông, đang tăng cường xuấ khẩu lúa mỳ sang Việt Nam, Indonesia, Philippines, Tây Ban Nha, Tusinia, Tanzania, Sudan, Oman, Mexico và Kenya trong niên vụ 2017/18. Trong khi đó, Nigeria là thị trường mà các nhà xuất khẩu Mỹ đã dành được thị phần từ Nga, cũng giống như Brazil là thị trường ưa chuộng loại ngũ cốc có hàm lượng protein cao như lúa mì vụ đông, hạt cứng, màu đỏ của Mỹ.
Giá phản ánh hơn mọi từ ngữ
Trong một dấu hiệu có thể khiến các thương nhân lúa mỳ Mỹ thêm lo lắng, Brazil vừa mua lúa mỳ Nga trong tháng 7/2018, lần đầu tiên trong vòng 8 năm. “Trong kỷ nguyên của các cuộc chiến thương mại, giá có sức mạnh tuyên bố mạnh hơn lời nói”, theo Swithun Still, giám đốc Solaris, chuyên giao dịch hàng hóa nông sản Nga nhận định. “Có thể Trung Quốc sẽ tăng cường mua ngũ cốc và hạt có dầu từ biển Đen và các loại hạt từ Nam Mỹ. Mexico cũng đang mua rất nhiều lúa mỳ Nga và sẽ tiếp tục nếu giá hấp dẫn so với lúa mỳ Mỹ”.
Cuộc chiến thương mại hiện nay cũng sẽ thúc đẩy xuất khẩu ngô và đậu tương từ biển Đen. Các nhà chức trách Nga gần đây vừa thông báo mức xuất khẩu đậu tương cao kỷ lục 850.000 tấn sang Trung Quốc từ tháng 7/2017 – 5/2018, tăng gấp đôi so với kim ngạch xuất khẩu 340.000 tấn của cả năm trước đó. Svetlana Malysh nhà phân tích thị trường nông nghiệp biển Đen nhận định rằng: “Các nước biển Đen, đặc biệt là Nga, có thể tăng mạnh xuất khẩu đậu tương sang Trung Quốc trong trường hợp nguồn cung từ Mỹ gián đoạn”.
Xung đột thương mại hiện nay cũng là cơ hội cho Ukraine tăng nguồn cung ngô cho EU, vốn đã áp thuế 25% đối với ngô Mỹ từ tháng 6 vừa qua. Trung Quốc cũng có thể tìm đến nguồn cung ngô Ukraine và Nga trong trường hợp giảm mua từ Mỹ, theo Matt Ammermann, quản lý rủi ro hàng hóa tại INTL FCStone nhận định.
Theo Reuters
Bình luận