Rabobank: Thời tiết là mối đe dọa lớn đối với ổn định giá thực phẩm toàn cầu năm 2018
Hiện tượng thời tiết, các luồng gió tín phong và biến động tiền tệ có thể gây bất ổn cho giá thực phẩm toàn cầu trong năm 2018, theo nghiên cứu mới nhất của Rabobank, ngân hàng chuyên về kinh doanh nông nghiệp và thực phẩm.
- Hiện tượng thời tiết La Nina có thể tác động lớn tới sản xuất nông nghiệp tại các khu vực sản xuất lớn và châm ngòi cho giá thực phẩm tăng
- Các nhà sản xuất đối mặt với các rủi ro thương mại do cước vận chuyển và chi phí đầu vào tăng cùng với biến động tỷ giá
- Nhu cầu cao đối với cà phê và cacao; triển vọng tích cực đối với lúa mỳ do tiêu dùng tăng, sử dụng lúa mỳ tồn kho tăng sau khi diện tích sản xuất tại Mỹ giảm
Theo Cơ quan Khí quyền và Đại dương Mỹ (NOAA), khả năng La Nina mạnh lên và kéo dài trong suốt mùa đông tại Bắc bán cầu hiện lên tới 75%. Hiện tượng này có thể mang đến các đợt nóng và khô hạn nghiêm trọng cho các vùng sản xuất ngũ cốc tại châu Mỹ và lũ lụt tại các khu vực sản xuất dầu cọ của châu Á.
Trong báo cáo triển vọng thường niên, “Good Buy, Low Prices” phân tích triển vọng cho 13 hàng hóa nông sản, Rabobank cho rằng các kho dự trữ nông sản toàn cầu đang ở mức dồi dào, các bảng cân đối cung – cầu cân bằng, là điều kiện lý tưởng để thổi phồng các tác động tiềm tàng của các cú shock.
Cùng với thời tiết, các yếu tố khác cũng đang tạo ra rủi roc ho sự ổn định gia thực phẩm toàn cầu.
Thương mại tiếp tục đóng vai trò lớn trong biến động giá. Chi phí vận chuyển toàn cầu – tham chiếu bởi Baltic Dry Index – và giá dầu đều đang tăng; đồng thời, bất ổn về chính sách của Mỹ đối với NAFTA và mối quan hệ thương mại tương lai giữa Anh và EU cùng với các nước khác.
Về tiền tệ, triển vọng lãi suất tại Mỹ sẽ tăng thêm, đồng thời làm tăng khả năng đồng USD tiếp tục tăng giá, khiến xuất khẩu các hàng hóa nông sản chính của Mỹ như lúa mỳ và đậu tương trở nên kém cạnh tranh hơn.
Stefan Vogel, người đứng đầu bộ phận các thị trường hàng hóa nông sản tại Rabobank và đồng tác giả báo cáo, cho rằng: “Về lịch sử mà nói, dự trữ ngũ cốc và hạt có dầu toàn cầu hiện ở mức cao, đang đóng vai trò điều hòa môi trường giá. Nhưng những dấu hiệu bất ổn và nguồn cung không đủ để duy trì ổn định giá đã xuất hiện, như hiện tượng La Nina tác động tới các vùng sản xuất nông nghiệp lớn, có khả năng gây ra một cú shock cung, châm ngòi cho giá tăng. Đồng thời, chi phí thương mại toàn cầu đang tăng và khả năng biến động tỷ giá cũng tạo nên những rủi ro ngày càng lớn. Quan điểm của chúng tôi là các yếu tố trên sẽ áp đảo rủi ro giảm giá trong năm 2018. Do đó, các nhà sản xuất phải chống lại sự bằng lòng tính ổn định tương đối vài năm qua và có kế hoạch quản trị những rủi ro này một cách chủ động và hợp lý trong thời gian tới”.
Về từng hàng hóa nông sản, Rabobank dự báo nhu cầu thế giới đối với cà phê tiếp tục tăng, dẫn đến dự báo tăng nhẹ giá cà phê trong năm 2018, bất chấp khả năng thặng dư 3 triệu bao cà phê trong niên vụ 2018/19. Nhu cầu đối với cacao cũng được dự báo tiếp tục tăng, chủ yếu do người tiêu dùng các nước đang phát triển ngày càng có nhu cầu cao đối với các hàng hóa cao cấp, mặc dù dự trữ toàn cầu lớn có thể kìm hãm đà tăng giá.
Triển vọng đối với lúa mỳ cũng tích cực so với tình hình giá hiện tại do khả năng thâm hụt 7,5 triệu tấn lúa mỳ trên toàn cầu (ngoại trừ Trung Quốc), đẩy khuynh hướng giá tăng trở lại, một phần phản ánh diện tích trồng lúa mỳ thấp kỷ lục tại Mỹ trong năm 2017.
Ông Stefan Vogel cho biết thêm: “Nhiều yếu tố hiện đang chi phối triển vọng giá nông sản năm 2018, giá được hỗ trợ chủ yếu nhờ nhu cầu tăng, đặc biệt là tại các thị trường mới nổi. Tuy nhiên, bức tranh toàn cảnh khá trái chiều với nhu cầu đối với lúa mỳ được thỏa mãn bởi nguồn cung lớn và dự trữ cao kỷ lục, trong khi các nhà sản xuất dầu cọ đang găp thách thức lấy lại thị phần từ các loại dầu khác, xét đến tình hình thời tiết bất lợi làm thiệt hại sản xuất niên vụ 2015/16”.
Theo Rabobank
Bình luận