Xu hướng và dự báo

Thế giới đối mặt với rủi ro khan hiếm nguồn cung bơ năm 2018

Thị trường có vẻ đã chuẩn bị cho tình trạng giá bơ tiếp tục tăng, với xuất khẩu từ hai nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới được dự báo đi ngang trong năm 2018 do sản xuất suy yếu.

Theo báo cáo của USDA, xuất khẩu từ New Zealand – nước xuất khẩu lớn nhất các mặt hàng bơ và sữa béo khan vốn có quy trình chế biến tương tự nhau – sẽ chỉ tăng 2.000 tấn trong năm 2018 lên 519.000 tấn. Đây là dự báo đầu tiên của USDA về tình hình thị trường sữa năm 2018.

Tại EU – nhà xuất khẩu bơ lớn thứ 2 thế giới, xuất khẩu bơ được dự báo không tăng, duy trì ở mức 185.000 tấn.

Với EU và New Zealand tổng cộng chiếm hơn 80% xuất khẩu bơ thế giới, dự báo này ám chỉ khả năng thị trường bơ tiếp tục tăng giá lên mức cao kỷ lục và qua đó đẩy giá các sản phẩm sữa giàu béo khác.

CÁc dự báo phản ánh khả năng sản lượng bơ đi ngang tại cả New Zealand và EU - ở mức 2,32 triệu tấn tại EU và 545.000 tấn tại New Zealand – phần nào do dự báo mức tăng sản lượng sữa hạn chế.

Sản lượng sữa tại New Zealand, nhà xuất khẩu sữa lớn nhất thế giới, tăng 0,5% lên 21,62 triệu tấn, chủ yếu nhờ tăng trưởng quy mô đàn bỏ sữa gần đây, nhưng vẫn thấp hơn 270.000 tấn so với mức cao kỷ lục trong năm 2014. “Niềm tin thị trường tăng là nguyên nhân chính khiến nông dân tăng nhẹ quy mô đàn bò sữa”, USDA nhận định.

Tại EU, sản lượng sữa được dự báo chỉ tăng 0,1% lên 156,4 triệu tấn, với giả định quy mô đàn bò sữa giảm nhẹ, nhưng năng suất tiếp tục tăng.

Bất chấp giá bơ tăng mạnh, các sản phẩm sữa khác vẫn ở mức giá gây thất vọng cho lợi nhuận của các nhà chế biến, đặc biệt là giá sữa bột gầy ở mức thấp, vốn là sản phẩm phụ trong quá trình chế biến bơ. “Các nhà chế biến sữa đang đối mặt với một thế tiến thoái lưỡng nan liệu họ nên tận dụng giá bơ hiện đang ở mức cao và rủi ro tăng dự trữ thương mại sữa bột gầy, hoặc lựa chọn sản xuất phô mai ít rủi ro hơn, vốn sử dụng cả sữa béo và protein, và vẫn đang có nhu cầu cao trên thị trường thế giới”, theo tin từ EU cho hay. “Sữa bột gầy có thể trải qua giai đoạn khó khăn về lợi nhuận bởi dự trữ rất cao tích lũy trong năm 2016 và 2017 do chương trình can thiệp thị trường của EU”, với dự trữ sữa bột gầy ước tính khoảng 380.000 tấn, gây áp lực lớn lên giá thị trường.

Dự báo sơ bộ cho rằng sản lượng bơ năm 2018 sẽ đi ngang so với năm 2017, cơ bản do các nhà chế biến sẽ tăng sản lượng sữa thô dùng để sản xuất phô mai.

Tại New Zealand, cơ quan thống kê và dự báo cho rằng “thế giới sẽ tiếp tục dư cung sữa bột gầy và giá sữa bột gầy thế giới đang trên đà dò đáy nhưng vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc trong ngắn hạn”. Cơ quan này cũng nhấn mạnh sự cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường kem dạng nước UTH có thời hạn sử dụng dài, “một sản phẩm giá trị cao do các nhà chế biến New Zealand sản xuất cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ẩm thực tại châu Á, đặc biệt là Trung Quốc”. Xuất khẩu kem dạng nước của New Zealand trong năm 2017 được dự báo đạt 90.000 tấn, gấp 3 lần so với lượng xuất khẩu 5 năm trước. “Trong một năm mà tăng trưởng nguồn cung sữa tương đối hạn chế, sản xuất kem giá trị gia tăng cao lần đầu tiên cho thấy dấu hiệu vượt qua mức tăng của các sản phẩm giàu béo là bơ và sữa béo khan”.

Các phân tích cũng thận trọng đề cập đến dự trữ sữa bột gầy của EU có thể là nguồn cơn gây ra bất ổn trên thị trường sữa hàng hóa trong thời gian tới. Cho tới khi bất ổn xoay quanh chính sách can thiệp của EU kết thúc, giá sữa bột gầy sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp”.

Các nhà chế biến có thể sẽ lựa chọn phương án an toàn là sản xuất phô mai và sữa bột nguyen kem, thay vì bơ và sữa bột gầy, qua đó sản lượng bơ có thể sẽ tiếp tục giảm, dẫn đến tình trạng thiếu bơ tiếp diễn và giá bơ vẫn tăng”.

Theo  Agrimoney
Admin

Báo cáo thường niên thị trường sữa Trung Quốc năm 2021 và triển vọng năm 2022

Bài trước

Sản xuất sữa tại Trung Quốc tăng, kìm hãm nhập khẩu trong năm 2018

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc