Một số trong các nhà sản xuất thực phẩm lớn nhất thế giới sẽ tiêu chuẩn hóa việc ghi nhãn ngày tháng trên thực phẩm trên toàn cầu đến năm 2020 để giảm lãng phí thực phẩm.

Các thành viên của Diễn đàn Hàng hóa Tiêu dùng (Consumer Goods Forum – CGF), một mạng lưới gồm 400 công ty sản xuất hàng tiêu dùng lớn nhất trên 70 quốc gia – cùng với Liên minh chống lãng phí thực phẩm Champions 12.3 đã đồng thuận xóa bỏ tình trạng lộn xộn trong ghi nhãn ngày tháng sử dụng thực phẩm, thường ghi rất khác nhau, như “bán trước ngày”, “sử dụng trước ngày”, “sử dụng cho tới khi”, hay “dùng tốt nhất trước khi”.

Các thành viên Champion 12.3 bao gồm các CEO của Tesco, Olam, Uniliver, Nestle và Campbell Soup, cũng như lãnh đạo của WWF International, Rabobank và các bộ trưởng tài chính toàn cầu. Các công ty này đều đã cam kết triển khai kế hoạch 3 nước trong chuỗi cung ứng từ nay đến năm 2020.

Bước đầu tiên là họ sẽ chỉ sử dụng một nhãn dán vào một thời điểm cho một sản phẩm cụ thể.

Bước thứ hai, các công ty hứa sẽ chỉ sẽ dụng một trong 2 nhãn – ngày hết hạn cho các sản phẩm dễ hư hỏng (sử dụng trước) như rau, trứng hay sữa, và các chỉ báo chất lượng thực phẩm cho các sản phẩm thời hạn sử dụng dài, như “sử dụng tốt nhất trước ngày”. Từ chính xác có thể thay đổi để phù hợp với nhu cầu của từng khu vực.

Bước thứ ba, các công ty sẽ tham gia vào các chiến dịch đào tạo để người tiêu dùng hiểu tốt hơn ý nghĩa của các nhãn dán.

Các công ty cũng kêu gọi hành động khuyến khích các doanh nghiệp hợp tác với các NGÓ và các cơ quan chính phủ để tăng nhận thức của người tiêu dùng, thông qua trưng bày tại cửa hàng và thông tin trên mạng internet. “Rất nhiều người tiêu dùng không biết có bao nhiêu sản phẩm vẫn an toàn để sử dụng dù đã quá ngày ghi “sử dụng tốt nhất trước ngày”, theo CFG cho biết.

CEO Tesco Dave Lewis cho rằng chính thống hóa hoạt động ghi nhãn ngày tháng trên toàn cầu có thể là “yếu tố thay đổi cuộc chơi” trong cuộc chiến chống lãng phí thực phẩm. Tập đoàn lớn về mảng siêu thị này của Anh là một trong những nhà bán lẻ đầu tiên ứng dụng ghi nhãn một ngày duy nhất trong toàn bộ các sản phẩm thực phẩm và thịt tươi. “Dựa vào các bằng chứng của Chương trình hành động vì nguồn lực và tránh lãng phí, cùng với nghiên cứu của chính Tesco, chính thống hóa ngày tháng ghi trên sản phẩm giúp người tiêu dùng giảm lãng phí thực phẩm và cũng giảm lãng phí trong hoạt động sản xuất của chúng tôi. Đó là lý do vì sao hoạt động này rất quan trọng đến độ chúng tôi đã mở rộng tới ngày càng nhiều công ty trong tập đoàn”.

Phó chủ tịch cấp cao Kellogg Company và chủ tịch Kellogg Mỹ Latin Maria Fernanda Mejia cho biết công ty rất hào hứng hỗ trợ cải thiện và hài hòa các tiêu chuẩn ghi nhãn ngày tháng thực phẩm.

Theo số liệu từ FAO, hiện có khoảng 7 tỷ người trên trái đất, trong đó 925 triệu người đang chết đói, và ước tính có khoảng 1,3 tỷ tấn thực phẩm bị thất thoát hoặc lãng phí hàng năm. Lượng thực phẩm này đủ để cung cấp thực phẩm cho 3 tỷ người. Giảm lãng phí thực phẩm cũng có nghĩa là tiết kiệm các nguồn lực sản xuất dọc chuỗi cung ứng và mang lại lợi ích kinh tế cho chính người tiêu dùng. Một hộ gia đình có trẻ em tại Anh trung bình chi tiêu 700 Bảng hàng năm cho thực phẩm bị lãng phí, trong khi tại Mỹ, con số này là khoảng 1.500 USD, theo thống kê của CGF.

Theo Food Navigator
Admin

Giảm lãng phí có thể giúp giảm giá thủy sản, thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng ra sao?

Bài trước

Những vết nứt sâu trong tiêu dùng của Ấn Độ 

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc