Sự bùng nổ hoạt động nuôi tôm đã đưa hàng ngàn nông dân Việt Nam thoát khỏi đói nghèo nhưng đồng thời cũng góp phần quan trọng phá hủy các cánh rừng ngập mặn, nơi sinh sống của hàng loạt các loại lưỡng cư, giúp giảm xói mòn và nước biển tăng. Theo dữ liệu chính thức, trong 270.000ha bao phủ khu vực ven biển Việt Nam năm 1980, nay chỉ còn 60.000ha.

Các chuyên gia chỉ ra nguyên nhân cho tình trạng phá rừng này là đô thị hóa, phát triển du lịch và trên tất cả là ngành tôm béo bở - có giá trị xuất khẩu năm 2016 đạt 2,7 tỷ Euro. “Nuôi trồng thủy sản mở rộng mạnh từ những năm 1990s và góp phần lớn làm mất đi các rừng ngập mặn. Tuy nhiên, ý thức bảo vệ rừng ngập mặng đang ngày càng tăng, dù vẫn còn hạn chế và hoạt động khôi phục các cánh rừng ngập mặn gặp nhiều khó khăn”, theo ông Phúc Xuân Thọ, một nhà phân tích tại Việt Nam của tổ chức Mỹ Forest Trends. Trong 270.000ha bao phủ khu vực ven biển Việt Nam năm 1980, nay chỉ còn 60.000ha.

Các cánh rừng ngập mặn là các hệ sinh thái đầm lầy hòa trộn nước mặn và nước ngọt, nơi sinh sống của 700 loài dọc các bờ biển cắt khúc của Việt Nam, bảo vệ Việt Nam khỏi tình trạng nước biển tăng và giảm nhẹ tác động của các cơn bão lớn. Tuy nhiên, bộ rễ dày đặc của các cánh rừng này chỉ là chướng ngại vật đối với các nhà sản xuất đang háo hức mở rộng bề mặt nước cho các hoạt động nuôi tôm. “Họ đốn hạ hàng loạt cây đước để có thêm không gian nuôi tôm”, theo bà Nguyễn Thị Bích Thủy, người đứng đầu Dự án Rừng ngập mặn và Thị trường, hiện đang tìm kiếm các lợi ích kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Chương trình này, được Cơ quan Phát triển Hà Lan (NDO) thúc đẩy, đề xuất một mô hình nuôi tôm hữu cơ, theo hướng bảo vệ cây đước và thúc đẩy tái sinh rừng ngập mặn.

Bắt đầu từ năm 2012 tại tỉnh cực Nam Cà Mau, khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn lớn nhất của Việt Nam, dự án đã hoàn thành thành công giai đoạn đầu tiên và hiện đang mở rọng sang các tỉnh Trà Vinh và Bến Tre tại ĐBSCL. “Dự án đặt mục tiêu 50% diện tích bao phủ sẽ là rừng ngập mặn đến cuối dự án. Để đạt được mục tiêu này cần một nỗ lực lớn hoạt động trồng lại rừng, nhưng vẫn bảo tồn những diện tích rừng ngập mặn hiện nay”, theo bà Bích Thủy cho biết.

NDO đã tổ chức tập huấn cho 4.100 người nuôi thủy sản, hướng dẫn họ nuôi sinh thái và cũng từng bước đạt được các chứng nhận cần thiết để có thể xuất khẩu tôm với nhãn hữu cơ. “Chúng tôi đã có những phản ứng rất thú vị, người dân làng thay đổi quan điểm của họ và hiểu được tầm quan trọng của rừng đước, họ không còn tính đến phương án đốn hạ cây đước để nuôi tôm và nhiều người còn tự mình trồng cây”.

Một trong những ý tưởng giải thích cho phản ứng tích cực của cư dân địa phương là hàng ngàn người dân khu vực này vốn đã trải qua những hệ quả khắc nghiệt của biến đổi khí hậu. Theo Hội nghị Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu, ĐBSCL là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của trái đất ấm lên trong những năm tới và có thể mất tới 40% diện tích bề măt.

Năm 2015 – 2016, khu vực này – vốn là vùng đất màu mỡ nhất trên cả nước, đã trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất từng dược ghi nhận, hàng ngàn tấn nông sản bị thiệt hại và xâm mặn do nước biển tầng và luồng nước sông cung cấp nước ngọt ở mức thấp. Xâm mặn vào các cánh đồng lan tới 4.000 ha vào năm 2006 đã loang đến 56.000ha vào năm 2016, tương đương tăng gấp 14 lần.

Theo EFE
Admin

Con rồng nuôi trồng thủy sản đang chìm: Những tranh đấu trên sông Mê Kông

Bài trước

Giá thịt lợn kỷ lục trước Tết Nguyên đán làm bùng phát tình trạng nhập lậu

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt