Giá gạo Việt Nam tăng lên mức cao nhất trong hơn 9 năm do nhu cầu cao

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam chạm mốc cao nhất trong hơn 9 năm trong tuần này nhờ các đơn hàng mới dồn dập được ký; trong khi đó, giá gạo Ấn Độ vẫn neo ở mức cao nhất trong gần 1 tháng do nhu cầu liên tục tăng cao từ các khách hàng tại châu Á và châu Phi.
Giá gạo Việt 5% tấm tăng từ mức 510 – 515 USD/tấn hồi tuần trước lên 515 – 520 USD/tấn trong tuần này – mức cao nhất kể từ tháng 12/2011. “Nhu cầu đang tăng và chúng tôi ghi nhận nhiều tàu chở hàng đang neo tại cảng thành phố Hồ Chí Mình chờ gạo”, theo một nhà giao dịch cho biết thêm: “giá dự kiến tiếp tục duy trì ở mức cao do nhu cầu gạo thế giới vẫn mạnh giữa bối cảnh đại dịch virus corona”. Các nhà giao dịch cho biết Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II) đã thắng hợp đồng xuất khẩu 50.000 tấn gạo 5% tấm sang Bangladesh – nước vốn là nhà sản xuất gạo lớn thứ 3 thế giới nhưng hiện buộc phải nhập khẩu do lũ lụt.
Một nhà chức trách ngành thực phẩm cho biết nước này đã phê chuẩn mua 100.000 tấn gạo, với 50.000 tấn từ mỗi nước Ấn Độ và Việt Nam.
Tại nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới là Ấn Độ, giá gạo đồ 5% tấm neo ở mức cao nhất từ giữa tháng 2 là 398 – 403 USD/tấn. “Khách hàng tăng mua cho các đợt giao hàng tháng 4 và tháng 5”, theo một nhà xuất khẩu tại bang Kakinada, thuộc bang Andhra Pradesh.
Giá gạo Thái 5% tấm chào bán ở mức 500 – 518 USD/tấn trong tuần này, so với mức giá 505 – 513 USD/tấn hồi tuần trước. Một số nhà giao dịch cho rằng nguyên nhân chủ yếu của biến động giá là do diễn biến tỷ giá. Đồng Baht giảm giá 2,9% so với đồng USD từ đầu tháng tới nay. Một số nhà giao dịch khác cho rằng giá tang phản ánh giá gạo nội địa tăng trước diễn biến hạn hán gây lo ngại cho nguồn cung gạo nội địa. “Nguồn cung có thể giảm trong năm nay, nên tồn kho đã đẩy giá gạo nội địa tăng”, theo một nhà giao dịch.
Theo Reuters
Bình luận