Các nhà chức trách địa phương tại Trung Quốc có vùng ven biển Đông đã hướng dẫn ngư dân không tiếp cận vùng quần đảo Điếu Ngư sau khi lệnh cấm khai thác thủy sản mùa hè chấm dứt vào cuối tuần trước, một động thái rõ rệt cho thấy nỗ lực giảm căng thẳng với Nhật Bản.
Trước khi lệnh tạm ngừng khai thác ở các vùng nước gần kề chấm dứt, ngư dân hay chính quyền các thành phố thuọc Phúc Kiến và Chiết Giang chỉ đạo họ không khai thác trong vòng 50km quanh vùng đảo. Điếu Ngư (Senkakus) do Nhật Bản quản lý nhưng đồng thời Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và đặt tên là Điếu Ngư trong tiếng Trung (Diaoyu).
Trong khi Trung Quốc gia tăng áp lực lên Nhật Bản khi liên tục cử các đội tàu đi vào hoặc tiến sát các vùng nước của Nhật Bản để thách thức, Bắc Kinh có thể muốn cố gắng tránh các va chạm không cần thiết với Tokyo, theo các chuyên gia vùng. Điếu Ngư từ lâu là tâm điểm xung đột giữa hai nước, nhưng Trung Quốc đang chủ động ngăn chặn tình trạng xấu đi trong quan hệ với Nhật Bản khi căng thẳng với Mỹ leo thang. Một ngư dân 40 tuổi cho biết các vùng đảo này “thực ra do Nhật Bản kiểm soát và tôi cũng không muốn dong thuyền tới đó”.
Tháng 8/2016, một nhóm tàu Phòng hộ ven biển Trung Quốc và lên tới 300 tàu cá đã tập trung quanh vùng đảo. Một số liên tục xâm phạm vào các cùng nước của Nhật Bản bất chấp sự phản đối ở cấp cao từ phía chính phủ Nhật Bản. Cho tới đầu thagns 8/2020, các tàu Trung Quốc cũng liên tục xuất hiện ở gần Điếu Ngư trong 111 ngày liên tục – quãng thời gian dài nhất kể từ khi Nhật Bản thiết lập quyền kiểm soát vùng đảo kể từ năm 2012. Tokyo đã kêu gọi Bắc Kinh triển khai các biện pháp giữ các tàu khai thác thủy sản Trung Quốc không thâm nhập vào các vùng nước thuộc lãnh thổ Nhật Bản thông qua các kênh ngoại giao.
Theo The Japan Times
Bình luận