Lịch sử nhập khẩu nông sản Mỹ của Trung Quốc: Rất nhiều đậu tương, rất ít gạo
Chính phủ Mỹ hồi cuối tuần qua cho hay Trung Quốc sẽ nhập khẩu thêm 32 tỷ USD nông sản Mỹ trong 2 năm tới theo một phần thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa hai nước.
Trung Quốc không đưa ra cam kết chắc chắn nào về lượng hàng hóa Mỹ mà nước này sẽ nhập khẩu nhưng xác nhận sẽ tăng nhập khẩu lúa mì, gạo và ngô – các hàng hóa mà nước này thường không nhập khẩu từ Mỹ. Thay vào đó, đậu tương chiếm hơn một nửa kim ngạch nhập khẩu nông sản Mỹ của Trung Quốc trong năm 2017, với giá trị khoảng 12,2 tỷ USD. Dưới đây là thực trạng nhập khẩu nông sản Mỹ của Trung Quốc trước đây:
Đậu tương: Trung Quốc chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu đậu tương của Mỹ và đậu tương là mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Mỹ tính theo giá trị, trước khi cuộc chiến thương mại nổ ra. Kể từ năm marketing hiện nay bắt đầu từ 1/9, Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng 10 triệu tấn đậu tương, trị giá khoảng 3,5 tỷ USD, theo dữ liệu chính thức của chính phủ nước này.
Hạt kê: Trung Quốc bắt đầu mua hạt kê Mỹ, loại hạt mà nước này sử dụng để sản xuất rượu baiju và TACN, năm 2008. Nhập khẩu hạt kê Mỹ của Trung Quốc đạt mức cao đỉnh điểm 2,115 tỷ USD vào năm 2015, nhưng giảm chỉ còn một nửa xuống còn 1,03 tỷ USD vào năm 2016. Từ đầu năm đến nay, nhập khẩu hạt kê Mỹ của Trung Quốc chỉ đạt 117,149 triệu USD.
Thịt lợn: Trung Quốc tăng nhập khẩu thịt lợn sau khi dịch tả lợn gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi. Xuất khẩu thịt lợn Mỹ sang Trung Quốc và Hong Kong tăng 34% vè giá trị trong 10 tháng đầu năm 2019, lên 974,8 triệu USD, so với con số xuất khẩu cả năm 2018 là 852,5 triệu USD. Xuất khẩu thịt lợn sang Trung Quốc và Hong Kong đạt mức cao kỷ lục 1,1 tỷ USD vào năm 2017.
Thịt bò: Trung Quốc chính thức nối lại nhập khẩu thịt bò Mỹ từ năm 2017, sau lệnhc ấm kéo dài tới 14 năm, nhưng vẫn hạn chế nhập khẩu. Xuất khẩu thịt bò Mỹ sang Trung Quốc và Hong Kong trong 10 tháng đầu năm 2019 giảm 20% so với cùng kỳ năm 2018 xuống còn 657,9 triệu USD. Nhập khẩu thịt bò của Trung Quốc và Hong Kong đạt mức cao kỷ lục 1 tỷ USD vào năm 2018.
Ngô: Trung Quốc nằm trong top 5 nước nhập khẩu ngô Mỹ từ năm 2011 – 2013 nhưng rời nhóm này do sản xuất ngô nội địa tăng. Năm 2017, nhập khẩu ngô Mỹ của Trung Quốc đạt 142,036 triệu USD, và từ đầu năm đến nay mới chỉ đạt 52,857 triệu USD.
Gạo: Trung Quốc là nước sản xuất gạo lớn nhất thế giới và thường chỉ mua một lượng rất nhỏ gạo Mỹ. Nhập khẩu gạo Mỹ của Trung Quốc đạt mức cao nhất là 5,311 triệu USD trong năm 2010. Năm 2017, nhập khẩu gạo Mỹ đạt 759.000 USD và từ đầu năm đến nay mới đạt 147.000 USD.
Thịt gia cầm: Trong tháng 11/2019, Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu gia cầm Mỹ đã kéo dài 5 năm, từ tháng 1/2015 do dịch cúm gia cầm. Năm 2013, nhập khẩu thịt gia cầm của Mỹ của Trung Quốc đạt 500 triệu USD.
Lúa mì: Trung Quốc là nước sản xuất lúa mì lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau EU và chiếm một nửa tổng tồn kho lúa mì toàn cầu. Trong những năm gần đây, Trung Quốc là nước nhập khẩu lớn thứ 3 hoặc 4 của Mỹ đối với mặt hàng lúa mì đỏ vụ xuân – loại lúa mì có hàm lượng protein cao, được dùng để phối trộn và cải thiện chất lượng của các loại lúa mì phẩm cấp thấp hơn.
Máy móc thiết bị: Một số nhà phân tích cho rằng máy móc thiết bị có thể được coi là một phần trong gói thỏa thuận thương mại nông nghiệp giữa hai nước. Xuất khẩu máy móc nông nghiệp trong 10 tháng đầu năm 2019 chỉ đạt hơn 200 triệu USD. Theo Tổng cục Thống kê Mỹ. Mức nhập khẩu máy móc thiết bị cao nhất của Trung Quốc trong 2 thập kỷ qua là vào năm 2015, khi nhập khẩu tới 430 triệu USD các loại máy móc thiết bị.
Theo Reuters
Bình luận