Sự bùng phát dịch tả lợn (ASF) tác động lên nhu cầu bột cá trong chăn nuôi lợn tại Trung Quốc, đối trọng với nguồn cung giảm trong năm 2019. Rabobank, trong báo cáo triển vọng protein động vật toàn cầu năm 2020, cho biết dự báo diễn biến tương tự trong năm 2020.
“Nguồn cung bột cá thế giới năm 2018 ở mức tốt. Do hạn ngạch cá cơm và một đợt cấm khai thác nhỏ trong mùa khai thác thủy sản đầu tiên tại Peru nên sản lượng bột cá dự báo giảm trong năm 2019. Trong vụ cá thứ 2 năm 2019, mức hạn ngạch tương tự - khoảng 2 triệu tấn – được dự báo sẽ giữ cho nguồn cung bột cá năm 2020 ổn định. Không còn vấn đề nguồn cung tại Peru, giá bột cá năm 2020 có thể duy trì ở mức thấp do nhu cầu TACN cho chăn nuôi lợn tại Trung Quốc giữa bối cảnh dịch tả lợn chưa được kiểm soát”.
Do đó, Rabobank dự báo giá bột cá năm 2020 sẽ dao động trong khoảng 1.200 – 1.600 USD/tấn.
Nguồn: Báo cáo triển vọng thị trường protein động vật Rabobank năm 2020
Các nguyên liệu thay thế thu hút chú ý
Các nguyên liệu thay thế cho bột cá và dầu cá như các nguyên liệu cho thức ăn thủy sản tiếp thục thu hút các nhà đầu tư, bán lẻ, tiêu dùng và các nhà sáng chế công thức TACN trong năm 2019, theo các chuyên gia ngành nuôi trồng thủy sản. Mặc dù mức độ áp dụng còn hạn chế do sản lượng hiện tại của các đầu vào này. “Các nguồn protein thay thế làm nguyên liệu TACN đang nhận được sự chú ý lớn về đầu tư, với hơn 200 triệu USD đã được đầu tư vào các công ty côn trùng trong 12 tháng tính tới tháng 10/2019. Chúng tôi cho rằng động lực này đến từ các chức năng được bổ sung, sự tham gia của các nhà sáng chế công thức TACN hàng đầu và sự cam kết của nông dân nuôi cá hồi – phần lớn phản ánh sự chú ý tăng lên từ cả phía người tiêu dùng lẫn các nhà bán lẻ”.
Nuôi trồng thủy sản là một lĩnh vực tập trung cho sử dụng các nguyên liệu thay thế trong TACN, các nhà phân tích cho hay. Phần lớn đầu tư đang chảy vào sản xuất protein từ côn trùng và tảo biển, so với bột cá và dầu cá. “Thực tế này sẽ bắt đầu thay đổi vào năm 2020, do các khoản đầu tư mới vào sản xuất protein thay thế bắt đầu đi vào hoạt động. Các loại khuẩn và hạt cải biến đổi gene cũng đang được sản xuất”.
Nguồn: Báo cáo triển vọng thị trường protein động vật Rabobank năm 2020
Nuôi cá hồi
Về vận động trong ngành nuôi trồng thủy sản, các nhà phân tích dự báo tốc độ tăng trưởng nguồn cung cá hồi toàn cầu chậm lại. “Sau 3 năm tăng trưởng ở mức vừa phải, chúng tôi dự báo tăng trưởng nguồn cung cá hồi chậm lại trong năm 2020, nhưng rất nhiều yếu tố phụ thuộc vào sinh học”.
Nguồn cung cá hồi toàn cầu tăng nhẹ hơn dự báo trong năm 2019, dẫn tới mức tăng trưởng hàng năm nói chung 6,2%. “Năm 2020, chúng tôi dự báo tăng trưởng nguồn cung chỉ còn 1,9% nhưng chủ yếu tập trung tại Na Uy và đặc biệt là Chile”.
Giá cá hồi giảm nhưng dự báo sẽ mạnh lên trong năm 2020. “Sau khi ghi nhận mức cao kỷ lục trong năm 2018, giá cá hồi gặp áp lực giảm từ quý 3/2019. Giá giảm do sản lượng cá hồi Na Uy cao, rơi vào chu kỳ nhu cầu thấp. Rabobank dự báo xu hướng giá giảm sẽ qua và sẽ tăng tở lại mức 50 – 65 NOK/kg vào năm 2020, với dự báo nguồn cung giảm sẽ đẩy giá cá hồi tăng”.
Các phương thức nuôi cá hồi mới nổi
Xét tới quy mô thị trường và khả năng sinh lời cao của cá hồi, các hạn chế về nguồn cung nuôi biển, các kỹ thuật nuôi thay thế như nuôi trên đất liền sử dụng các hệ thống nuôi khép kín tuần hoàn (RAS) và nuôi khơi xa – đang thu hút vốn đầu tư. “Mặc dù số lượng các dự án đề xuất tăng lên từng ngày, đặc biệt là cá hồi RAS, chúng tôi không cho rằng nguồn cung cá hồi sẽ tăng mạnh từ các kỹ thuật nuôi thay thế này ngay trong năm 2020. Các công ty nuôi cá hồi quy mô lớn cũng đang ứng dụng ngày một tăng các hệ thống nuôi từ cá con. Chúng tôi nhận thấy sự cải thiện dần về mặt sinh học khi áp dụng các hệ thống nuôi từ cá con”.
Nguồn: Báo cáo triển vọng thị trường protein động vật Rabobank năm 2020
Tăng trưởng nguồn cung tôm vẫn có thể diễn ra
Triển vọng cho thấy sản lượng tôm năm 2019 sẽ tăng nhẹ so với năm 2017, chủ yếu do sản lượng tại Ecuador, nhưng các nhà phân tích nhấn mạnh rằng sản lượng tôm Việt Nam và Indonesia cũng sẽ ghi nhận tăng trưởng tích cực trong năm 2019.
Các động lực tăng trưởng sản xuất khác nhau tại các khu vực khác nhau nhưng thâm canh là điểm chung lớn nhất. Ecuador đang tăng dần mật độ nuôi và ghi nhận tốc độ tăng trưởng sản lượng tôm cao kỷ lục 20 – 25% dự báo trong năm 2019.
Ấn Độ - nước sản xuất tôm lớn nhất thế giới – là nước xuất khẩu tôm lớn ghi nhận nguồn cung giảm trong nửa đầu năm 2019 – hệ quả của giá tôm thấp, các vấn đề thời tiết, Rabobank cho hay. Tuy nhiên, báo cáo cho biết phục hồi sản xuất trong nửa cuối năm 2019 và dự báo tăng trưởng biên lợi nhuận cả năm vẫn tích cực cho ngành tôm Ấn Độ. “Chúng tôi dự báo diễn biến này sẽ dẫn đến tăng nguồn cung tôm trong năm 2020”.
Tuy nhiên, nếu giá không tăng từ nửa cuối năm 2019, ít nhất là tại châu Á, thì tăng trưởng nguồn cung có thể sẽ không diễn ra, Rabobank nhấn mạnh.
Nguồn: Báo cáo triển vọng thị trường protein động vật Rabobank năm 2020
Theo Feed Navigator
Bình luận