Thủy sản

Số lô hàng tôm bị FDA từ chối thông quan do kháng sinh năm 2018 tương đương năm 2017

Trong tháng 12/2018, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) báo cáo có 3 lô hàng tôm trong tổng số 78 lô hàng thủy sản (3,8%) bị từ chối thông quan do chứa các kháng sinh cấm. Ngoài ra, FDA đã cập nhật báo cáo tháng 11, bổ sung thêm 3 lô hàng tôm bị từ chối do kháng sinh cấm.

 

Mặc dù số liệu tháng 12 vẫn sẽ được điều chỉnh trong tương lai, năm 2018, FDA đã ghi nhận 53 lô hàng tôm bị từ chối do kháng sinh cấm. Đây là số lô hàng tôm ít nhất bị FDA từ chối do kháng sinh cấm kể từ năm 2006 nhưng chỉ giảm nhẹ so với con số 55 lô hàng hồi năm 2017.

 

 

3 lô hàng bổ sung bị từ chối trong tháng 11 và 3 lô hàng tôm bị từ chối trong tháng 12 đến từ 2 nhà xuất khẩu, trong đó có 1 nhà xuất khẩu đến từ Việt Nam:

 

  • CTCP Minh Phú – Hậu Giang (Việt Nam), một công ty hiện không có trong danh sách Cảnh báo nhập khẩu 16-124 (“Giữ hàng không cần kiểm tra vật chất các sản phẩm thủy sản do thuốc chưa được phê duyệt”), Cảnh báo nhập khẩu 16-127 (“Giữ hàng không cần kiểm tra vật chất các lô hàng giáp xác do Chloramphenicol”), hoặc Cảnh báo nhập khẩu 16-129, có 3 lô hàng tôm bị từ chối do dư lượng thuốc thú y, báo cáo từ văn phòng West Coast ngày 27/11/2018; và
  • Zhanjiang Longwei Aquatic Products Industry Co., Ltd. (Trung Quốc), một công ty hiện chưa được miễn trừ khỏi Cảnh báo nhập khẩu 16-131 (“Giữ hàng không cần kiểm tra vật chất tôm nuôi, lươn từ Trung Quốc do chứa các loại thuốc mới và/hoặc phụ gia thực phẩm không an toàn”, có 2 lô hàng bị từ chối đối với tôm tẩm bột chứa dư lượng thuốc thú y và phụ gia không an toàn; và 1 lô hàng bị từ chối do dư lượng thuốc thú y và phụ gia không an toàn, báo cáo từ văn phòng West Coast ngày 6/12/2018.

 

FDA cũng điều chỉnh báo cáo tháng 11 bao gồm thêm 3 lô hàng tôm bị từ chối đến từ Paragon Sea Foods (Ấn Độ) do phát hiện có salmonella.

 

Theo Shrimp Alliance

Admin

2024 FDA từ chối nhiều lô hàng tôm bị nhiễm kháng sinh nhất kể từ năm 2016

Bài trước

FDA từ chối tôm nhiễm kháng sinh từ hai nhà chế biến được chứng nhận BAP của Ấn Độ; siết chặt hoạt động đối với tôm trọng lượng ngắn từ ba nhà chế biến được chứng nhận BAP của Indonesia

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản