Trong tháng 11/2018, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Mỹ (FDA) báo cáo có 4 trong số 61 lô hàng thủy sản bị từ chối thông quan là các lô hàng tôm do chứa kháng sinh bị cấm.

Từ đầu năm 2018 đến nay, tổng cộng 47 lô hàng tôm đã bị từ chối thông quan tại Mỹ vì lý do trên. Nếu không có thay đổi lớn trong tháng 12, FDA có thể sẽ báo cáo số lượng lô hàng tôm bị từ chối thông quan do kháng sinh cấm thấp nhất trong năm 2018 kể từ năm 2006.

4 lô hàng tôm bị từ chối thông quan trong tháng 11 đến từ 3 nhà xuất khẩu của 3 nước khác nhau:

  • Dulceria Los Alamos S.A. de C.V. (Mexico), một công ty đã có tên trong danh sách Cảnh báo Nhập khẩu 16-129 (“Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế các sản pahảm thủy sản do Nitrofurans”) vào ngày 23/10/2018 do các lô hàng tôm sấy khô, có 1 lô hàng tôm bị từ chối do dư lượng thuốc thú y cũng như ghi sai nhãn hàng, báo cáo từ văn phòng nhập khẩu Southwest ngày 6/11/2018;
  • CTCP Thủy sản Minh Phú – Hậu Giang (Việt Nam), công ty hiện chưa nằm trong danh sách Cảnh báo Nhập khẩu 16-124 (“Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế các sản phẩm thủy sản nuôi do các loại thuốc chưa được phê chuẩn”), Cảnh báo Nhập khẩu 16-127 (“Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế các loại giáp xác do Chloramphenicol”), hay Cảnh báo Nhập khẩu 16-139, có 1 lô hàng tôm tẩm bột bị từ chối thông quan do chứa nitrofurans và dư lượng thuốc thú y, báo cáo từ văn phòng nhập khẩu West Coast ngày 6/11/2018 và 1 lô hàng tôm bị từ chối do dư lượng thuốc thú y, báo cáo từ văn phòng nhập khẩu West Coast ngày 13/11/2018;
  • Chaohu Jiayi Foodstuffs Co., Ltd. (Trung Quốc), công ty hiện chưa có trong danh sách Cảnh báo Nhập khẩu 16-131 (“Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế tôm nuôi, lươn từ Trung Quốc do có chứa các loại thuốc mới và/hoặc phụ gia không an toàn”, có 1 lô hàng tôm tẩm bột bị từ chối thông quan do chứa dư lượng thuốc thú y, báo cáo từ văn phòng nhập khẩu West Coast ngày 20/11/2018.

FDA cũng từ chối 1 lô hàng tôm từ Corlim Marine Exports (Ấn Độ) trong tháng 11 do chứa salmonella.

Theo Shrimp Alliance
Admin

2024 FDA từ chối nhiều lô hàng tôm bị nhiễm kháng sinh nhất kể từ năm 2016

Bài trước

FDA từ chối tôm nhiễm kháng sinh từ hai nhà chế biến được chứng nhận BAP của Ấn Độ; siết chặt hoạt động đối với tôm trọng lượng ngắn từ ba nhà chế biến được chứng nhận BAP của Indonesia

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt