Trong tháng 10/2018, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) báo cáo có 4 trên 96 lô hàng thủy sản nhập khẩu bị từ chối là các lô hàng tôm có chứa kháng sinh bị cấm. Ngoài ra, FDA cũng cập nhật báo cáo tháng 9 và bổ sung một số lô hàng tôm bị từ chối cũng do kháng sinh bị cấm. Với cập nhật này, trong 10 tháng đầu năm 2018, FDA đã từ chối tổng cộng 43 lô hàng tôm nhập khẩu vì các lý do liên quan đến kháng sinh cấm.
4 lô hàng tôm bị từ chối trong tháng 10 và lô hàng tôm bổ sung trong tháng 9 từ 4 nhà xuất khẩu từ 4 nước khác nhau:
- Old Medan BMSfood (Indonesia), một công ty đã có tên trong danh sách Cảnh báo Nhập khẩu 16-129 (“Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế các sản phẩm thủy sản do Nitrofurans”) vào ngày 12/10/2018, có 1 lô hàng tôm bị từ chối do chứa dư lượng thuốc thú y, báo cáo từ Văn phòng FDA West Coast ngày 19/10/2018;
- Mangala Sea Products (Ấn Độ), một công ty đã có tên trong danh sách Cảnh báo Nhập khẩu 16-129 (“Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế các sản phẩm thủy sản do Nitrofurans”) vào ngày 26/2/2015, có một lô hàng tôm bị từ chối nhập khẩu do chứa nitrofurans, báo cáo từ văn phòng Đông Bắc vào ngày 22/10/2018;
- Fujian Rongjiang Imp. & Exp. Corp. (Trung Quốc), một công ty hiện không được miễn trừ khỏi danh sách Cảnh báo Nhập khẩu 16-131 (“Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế các sản phẩm thủy sản do chứa thuốc thú y mới hoặc phụ gia thực phẩm không an toàn”), có 2 lô hàng tôm bị từ chối do dư lượng thuốc thú y và phụ gia không an toàn, báo cáo từ văn phòng bờ Tây ngày 5/10/2018;
- Khulna Frozen Foods Export (Bangladesh), một công ty hiện có trong danh sách Cảnh báo Nhập khẩu 16-124 (“Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế các sản phẩm thủy sản do chứa thuốc không được phê chuẩn”) vào ngày 23/10/2018, có 1 lô hàng tôm bị từ chối do dư lượng thuốc thú y, báo cáo từ văn phòng bờ Tây ngày 27/9/2018.
Ngoài các lô hàng trên, văn phòng Đông Bắc đã từ chối 1 lô hàng tôm từ Tập đoàn Thương mại và Thủy sản Thuận Phước do phụ gia không an toàn và độc tố vào ngày 11/10/2018. Công ty Thuận Phước đã bị cho vào danh sách Cảnh báo Nhập khẩu 16-127 (“Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế các lô hàng giáp xác do Chloramphenicol”) ngày 14/8/2018 do chứa Chloramphenicol trong các lô hàng tôm.
FDA cũng từ chối 2 lô hàng tôm từ 2 công ty Indonesia khác nhau trong tháng 10 do có chứa salmonella.
Theo Shrimp Alliance
Bình luận