Camcashew, một liên doanh Campuchia – Malaysia, và doanh nghiệp Hàn Quốc Naroo Marine sẽ đầu tư 100 triệu USD vào các nhà máy tại Kampong Cham để chế biến hạt điều và sẵn sàng xuất khẩu sang Hàn Quốc.

Camcashew và Naroo Marine vừa qua đã ký một biên bản ghi nhớ (MoU), vạch ra các kế hoạch hợp tác để xây dựng các nhà máy chế biến hạt điều tại Kampong Cham và xuất khẩu sang các trung tâm kinh tế của quốc gia Đông Á này. Theo Syaiful Hazreen Bin H.J. Hasan Nodin, giám đốc Camcashew, doanh nghiệp Hàn Quốc này đã đồng ý mua 10.000 tấn hạt điều chế biến của Campuchia.

Tuy nhiên, diện tích trồng hạt điều rộng 4.000ha của Camcashew tại Kratie không đủ cung ứng nguyên liệu thô nên sẽ tìm cách hợp tác với Hiệp hội hạt điều Kampong Thom để bù đắp thiếu hụt.

“Trong giai đoạn 1 của thỏa thuận, chúng tôi sẽ đầu tư 30 triệu USD cho các khu vực trồng và nhà máy chế biến hạt điều. Chúng tôi sẽ mở rộng đầu tư và sản xuất vào các năm tiếp theo”, ông Hasan Nodin cho biết thêm khoản đầu tư này sẽ dùng để xây dựng 6 nhà máy và mở rộng các nhà kho hiện nay.

Chủ tịch Kim Ki Chul của Naroo Marine cho biết ông nhận thấy cơ hội béo bở tại thị trường hạt điều và Campuchia vẫn chỉ có rất ít nhà máy chế biến hạt điều. Ông cho biết thêm phần lớn điều thô Campuchia được xuất sang Việt Nam hoặc Trung Quốc do Campuchia không có năng lực chế biến lượng hạt điều này, và hiện ông có kế hoạch trồng hạt điều tại Campuchia để xuất khẩu sang Hàn Quốc – thị trường đang có nhu cầu cao đối với hạt điều.

Năm 2016, sản xuất điều thô của Campuchia đạt 104.268 tấn, trong đó 100.000 tấn được các công ty chế biến điều Việt Nam mua. Phầ lớn hoạt động sản xuất tập trung tại Kampong Thom và Kampong Cham, lần lượt chiếm 29% và 18% tổng sản lượng hạt điều của Campuchia.

Theo Hiệp hội điều Kampong Thom, giá điều thô là 2 USD/kg trong khi giá điều nhân là 17 USD/kg. Ông Oum Uon, chủ tịch Hiệp hội điều Sambo Prey Kub tại tỉnh Kampong Thom, các công ty chế biến hạt điều nôi địa không có công nghệ sản xuất hiện đại, sản phẩm chất lượng cao như các quốc gia láng giềng, đặc biệt là Việt Nam, do thiếu vốn và lao động có kỹ thuật.

Theo Khmer Times
Admin

Ngân hàng Thế giới cho biết sẽ tăng gấp đôi cam kết nông nghiệp lên 9 tỷ USD một năm vào năm 2030

Bài trước

Các dự án đầu tư nông nghiệp, hạ tầng logistics nổi bật được cấp phép tại Lạng Sơn

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư