Bộ trưởng Thương mại Indonesia vừa ban hành quy định biên độ giá bán lẻ gạo đối với phần lớn các loại gạo, nhằm “duy trì sự ổn định” trong chi phí loại lương thực quan trọng nhất trong ẩm thực của quốc gia Đông Nam Á này.
Mặc dù giá gạo vẫn đang tương đối ổn định trong năm 2017, động thái này đưa ra khi các nhà chức trách Indonesi tăng cường các biện pháp đảm bảo giá thực phẩm trong tầm kiểm soát do các hàng hóa này có tính nhạy cảm chính trị cao, xuất phát từ ảnh hưởng lên những người nghèo. Giá gạo cũng được tính trọng số lớn trong chỉ số giá tiêu dùng của Indonesia.
Nghị định này vừa được ban hành tuần trước và có hiệu lực ngay lập tức, với trần giá gạo được phép dao động từ 9.450 – 10.250 Rupiah/kg, tương đương 0,71 – 0,77 USD/kg đối với gạo 25% tấm, hoặc loại gạo mà các nhà chức trách gọi là “gạo cấp trung bình”, phụ thuộc vào nơi loại gạo này được bán trên quần đảo này.
Mức giá trần trên thấp hơn giá gạo trung bình năm 2017 đối với loại gạo này, khi giá loại gạo này được giao dịch trong khoảng từ 10.540 – 10.756 Rupiah/kg, theo dữ liệu Bộ Thương mại Indonesia cho thấy.
Chính phủ cũng đặt mức giá trần cho các loại gạo 15% tấm, hay “gạo cao cấp” ở mức từ 12.800 – 13.600 Rupiah/kg. Các loại gạo khác được chính phủ Indonesia xếp vào lại “đặc sản” thì được miễn trừ khỏi các quy định mới này.
Động thái này ra đời sau khi chính phủ điều tra một số doanh nghiệp gạo Indonesia. Tháng 8 vừa qua, cảnh sát đã bắt giữa giám đốc điều hành công ty gạo PT Indo Beras Unggul, một nhánh của công ty thực phẩm PT Tiga Pilar Sejahtera Food, liên quan đến các cáo buộc về sai phạm trong ghi nhãn sản phẩm.
Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Indonesia vẫn đang trong tầm kiểm soát kể từ đầu năm đến nay, theo tuyên bố của Ngân hàng trung ương nước này gần đây. Trong tháng 8, tỷ lệ này là 3,82%, khá lý tưởng trong giới hạn mục tiêu của Ngân hàng trung ương Indonesia trong năm 2017 là dao động từ 3 – 5%, theo Tổng cục Thống kê Indonesia báo cáo hồi đầu tuần này.
Theo Reuters
Bình luận