Thủy sản

FDA bổ sung 2 nhà xuất khẩu tôm vào danh sách cảnh báo nhập khẩu kháng sinh cấm trong tháng 5/2022

0

FDA vừa công bố báo cáo dữ liệu chi tiết liên quan tới 74 lô hàng thủy sản bị từ chối thông quan trong tháng 5, trong dó có 5 lô hàng (6,8%) là các lô hàng tôm do liên quan đến kháng sinh cấm. Ngoài 5 lô hàng trên, thêm 22 lô hàng tôm khác bị từ chối thông qua do phát hiện chứa salmonella hoặc chất bẩn hoặc cả hai.

Trong 5 tháng đầu năm 2022, FDA đã từ chối thông quan tổng cộng 36 lô hàng tôm liên quan đến kháng sinh cấm, tương đương lượng tôm bị từ chối thông quan trong cả năm 2020.

5 lô hàng tôm bị từ chối thông quan do dư lượng kháng sinh trong tháng 5 là các lô hàng đến từ 2 công ty khác nhau tại Bangladesh và Ấn Độ:

  • BD Seafood Limited (Bangladesh), công ty hiện có tên trong danh sách Cảnh báo Nhập khẩu 16-129 (“Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế các sản phẩm thủy sản do Nitrofurans”) tính tới ngày 16/5/2022, có 1 lô hàng tôm bị từ chối thông quan do phát hện dư lượng thuốc thú y, báo cáo từ văn phòng nhập khẩu bờ Tây ngày 15/5/2022; và
  • Albys Agro Pvt. Ltd. (Ấn Độ), ccoog ty hiện có tên trong danh sách Cảnh báo Nhập khẩu 16-129 (“Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế các sản phẩm thủy sản do Nitrofurans”) tới ngày 3/6/2022 có 4 lô hàng tôm bị từ chối thông quan do phát hiện nitrofurans và dư lượng thuốc thú y, báo cáo từ văn phòng nhập khẩu bờ Tây vào ngày 16/5/2022.

Ngoài các lô hàng kể trên, FDA cũng từ chối 22 lô hàng tôm khác từ 5 công ty tại 3 nước (Indonesia, Ấn Độ và Ecuador), do phát hiện chứa salmonella, chất bẩn hoặc cả hai.

  • 2 lô hàng tôm bị từ chối thông quan đến từ PT Dua Putra Utama Makmur tại Indonesia, bị từ chối ngày 24/5/2022, báo cáo từ văn phòng bờ Tây do phát hiện chứa salmonella, chất bẩn hoặc cả hai;
  • 1 lô hàng tôm từ Dwarka Seafood (Ấn Độ) bị từ chối thông quan ngày 3/5/2022, báo cáo từ văn phòng nhập khẩu Đông Bắc, do phát hiện chứa salmonella, chất bẩn hoặc cả hai;
  • 1 lô hàng tôm từ Sterling Foods (Ấn Độ) bị từ chối thông quan ngày 25/5/2022, báo cáo từ văn phòng nhập khẩu Đông Bắc do phát hiện chứa salmonella, chất bẩn hoặc cả hai;
  • Tổng cộng 7 lô hàng tôm sản xuất bởi nhà máy Industrial Pesquera Santa Priscila S.A. tại Ecuador bị từ chối thông quan trong ngày 13/5/2022, báo cá từ văn phòng Đông Nam do phát hiện chứa salmonella; trong khi 1 lô hàng tôm khác từ cùng công ty nhưng sản xuất tại một nhà máy khác cũng bị từ chối thông quan ngày 27/5/2022, báo cáo từ văn phòng nhập khẩu Tây Nam do phát hiện chứa salmonella;
  • 1 lô hàng tôm từ nhà máy Reypezpacific S.A. tại Ecuador bị từ chối thông quan ngày 3/5/2022, báo cáo từ văn phòng bờ Tây do phát hiện chất bẩn và thêm 9 lô hàng tôm khác từ cùng công ty bị từ chối thông quan ngày 4/5/2022, cũng báo cáo từ văn phòng nhập khẩu bờ Tây.

Theo Shrimp Alliance

Admin

Thêm 2 nhà xuất khẩu tôm được chứng nhận BAP bị FDA từ chối thông quan vào tháng 3/2024

Bài trước

FDA từ chối thông quan tôm nhiễm kháng sinh từ năm nhà xuất khẩu được chứng nhận BAP khác nhau vào tháng 2/2024

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản