Các đại diện của một dự án thử nghiệm nhằm thúc đẩy sản xuất loại gạo có trách nhiệm với môi trường và xã hội mà họ muốn mở rộng sang Ấn Độ và Trung Quốc, hai nước sản xuất gạo lớn nhất thế giới.
Dự án Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) và Viện Nghiên cứu Lúa gạo (IRRI) có trụ sở tại Philippines đã hợp tác với hơn 80 đối tác để tạo ra “Tiêu chuẩn gạo bền vững toàn cầu” đầu tiên thế giới. Tiêu chuẩn này cung cấp ột khung hoạt động cho chính sách của chính phủ, cũng như tạo ra định nghĩa mà khu vực tư nhân có thể sử dụng để giám sát các mục tiêu bền vững của chính họ.
Tiêu chuẩn bền vững này đã được thử nghiệm trong 2 năm qua tại 9 nước, chủ yếu tại Đông Nam Á và Nam Á. “Đây là một dự án tham vọng – mục tiêu tiếp theo của chúng tôi là tăng quy mô của dự án”, theo phát biêu của Wyn Ellis, điều phối vien của Sustainable Rice Platform (SRP).
SRP là một liên minh hợp tác của hơn 80 đại diện từ các tổ chức phi chính phủ và các khu vực nhà nước – tư nhân, đã công bố tiêu chuẩn bền vững trên vào năm 2015. “Chúng tôi sẽ cần dịch chuyển dự án sang Trung Quốc và Ấn Độ càng sớm càng tốt – những nước là các ưu tiên trong tương lai của chúng tôi”.
Tiêu chuẩn này thúc đẩy các cải thiện trong canh tác lúa gạo, với hơn 40 yêu cầu và “các chỉ số hoạt động”, mà các nhà chức trách và các công ty như thương nhân và siêu thị có thể sử dụng làm hướng dẫn hoạt động tốt nhất cho hoạt động của họ. Các yêu cầu này bao gồm các biện pháp chống lại các hoạt động lạm dụng, như lao động trẻ em. Tiêu chuẩn trên cũng nhằm mục tiêu đưa hoạt động sản xuất lúa gạo trở thành hoạt động bền vững và thân thiện môi trường, ví dụ hạn chế sử dụng thuốc BVTV.
Các thành viên của SRP hy vọng tiêu chuẩn này cũng sẽ được sử dụng trong một cơ chế chứng nhận để giúp người tiêu dùng lựa chọn loại gạo được sản xuất có đạo đức. Các chính phủ có thể cũng sử dụng tiêu chuẩn này để thúc đẩy sản xuất gạo bền vững và đạt các mục tiêu phát thải. Quản lý nước là yếu tố rất quan trọng trong đạt được các mục tiêu trên.
Có tới 40% nước thủy lợi toàn cầu sử dụng cho sản xuất gạo, trong khi có tới 10% phát thải methane toàn cầu đến từ các ruộng lúa, theo tính toán của SRP.
Trong thời gian kiểm tra thử nghiệm, các tiêu chuẩn trên giúp giảm lượng nước sử dụng trong canh tác lúa tới 20%, giảm phát thải khí nhà kính 50% và tăng thu nhập của nông dân thêm 10%. “Những con số này là rất lớn”, theo nhận định của ông Bruce Tolentino, phó tổng giám đốc IRRI, khi nhận định về tiêu chuẩn bền vững mà ông kỳ vọng sẽ nhân rộng trên toàn cầu.
Thế giới sản xuất hơn 500 triệu tấn gạo trong năm 2017, với Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Việt Nam và Thái Lan là những nước sản xuất gạo lớn nhất thế giới.
Gạo là ngũ cốc chính cho 3,5 tỷ người nhưng dân số thế giới tiếp tục tăng trưởng, sản lượng gạo sẽ cần phải tăng khoảng 25% trong 25 năm tới để đủ đáp ứng nhu cầu, theo ước tính của IRRI.
Theo Reuters
Bình luận