Bộ Nông nghiệp và các vấn đề nông thôn Trung Quốc hôm 1/8 đã công bố dữ liệu chi tiết về xuất nhập khẩu nông sản vào đại lục trong nửa đầu năm 2019. Dữ liệu cho thấy xuất khẩu nông sản giảm nhẹ và nhập khẩu nông sản tăng so với cùng kỳ năm 2018. Trong trường hợp của trái cây, sự chênh lệch mạnh hơn nhiều, với mức giảm lớn trong xuất khẩu trái cây trong khi tăng mạnh trong nhập khẩu trái cây.

Theo thống kê từ Bộ Nông nghiệp, tổng kim ngạch thương mại nông sản trong nửa đầu năm 2019 đạt 108,7 tỷ USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xuất khẩu nông sản của Trung Quốc đạt 36,8 tỷ USD, giảm 2,5% trong cùng kỳ so sánh. Trong khi đó, nhập khẩu nông sản đạt 71,8 tỷ USD, tăng 3,5% trong cùng kỳ so sánh. Thâm hụt thương mại nông sản trong nửa đầu năm 2019 của Trung Quốc là 35 tỷ USD, tăng 10,6% trong cùng kỳ so sánh.

Trong nửa đầu năm 2019, xuất khẩu trái cây của Trung Quốc giảm 21,3% so với cùng kỳ năm 2018 xuống còn 2,47 tỷ USD. Trong khi đó, nhập khẩu trái cây tăng tới 27,4% lên 5,98 tỷ USD – mặc dù tốc độ tăng trưởng giá trị nhập khẩu chậm lại phần nào so với mức tăng 35,5% trong cùng kỳ năm 2018 so với năm 2017. Thâm hụt thương mại trái cây tăng lên 3,51 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2018.

Top 5 nhóm nhập khẩu trái cây lớn nhất của Trung Quốc theo giá trị trong nửa đầu năm 2019 là sầu riêng, các loại cherry, các loại nho, chuối và trái cây có múi; trong khi đó, top 3 nhóm xuất khẩu trái cây lớn nhất là trái cây có múi, các loại táo và lê.

Chi tiết tình hình nhập khẩu trái cây nửa đầu năm 2019

Sầu riêng

Trong nửa đầu năm 2019, nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc đạt 358.000 tấn, trị giá 963 triệu USD – chiếm vị trí số 1 từ các loại cherry. Lượng và giá trị nhập khẩu sầu riêng tăng lần lượt 54,2% và 53,1% trong cùng kỳ so sánh. Thái Lan chiếm hơn 98% tổng kim ngạch nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc.

Các loại cherry

Nhập khẩu cherry của Trung Quốc trong nửa đầu năm 2019 giảm nhẹ xuống còn 133.000 tấn, trị giá 917 triệu USD, giảm 6,1% về lượng và 3,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Nhập khẩu cherry Chile đạt 873 triệu USD, giảm nhẹ 0,96% trong cùng kỳ so sánh. Trong khi đó, nhập khẩu cherry Mỹ giảm mạnh xuống còn 1.685 tấn, trị giá 14,2 triệu USD, giảm lần lượt 65,2% và 67,6%. Hiện Trung Quốc đã tăng thuế nhập khẩu cherry Mỹ từ 10% lên 50%. Trong nửa đầu năm 2019, lần đầu tiên Trung Quốc nhập khẩu cherry từ Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ mặc dù với lượng nhỏ.

Các loại nho

Nhập khẩu nho tươi của Trung Quốc trong nửa đầu năm 2019 tăng 13,6% về lượng lên 247.000 tấn và giá trị nhập khẩu tăng 15% lên 625 triệu USD. Chile tiếp tục là nước cung cấp nho tươi lớn nhất cho thị trường Trung Quốc với lượng 107.000 tấn, chiếm 39,6% tổng kim ngạch nhập khẩu. Nhưng nhập khẩu nho Peru tăng trưởng mạnh 52,1% lên 6.340 tấn, đủ để vượt qua Úc trở thành nước cung cấp cho lớn thứ 2 cho Trung Quốc tính về lượng.

Chuối

Nhập khẩu chuối trong nửa đầu năm 2019 của Trung Quốc duy trì xu hướng tăng, với mức tăng 46,2% về lượng lên hơn 1 triệu tấn và tăng 44,4% về giá trị lên 608 triệu USD. Philippines là nước cung cấp chuối lớn nhất cho thị trường Trun gQuốc, với lượng 563.000 tấn. Nhập khẩu chuối từ Ecuador và Việt Nam tăng mạnh. Nhập khẩu chuối Ecuador tăng mạnh 137% lên 219,000 tấn và nhập khẩu chuối Việt Nam tăng 150% lên 163.000 tấn.

Trái cây có múi

Nhập khẩu trái cây có múi của Trung Quốc trong nửa đầu năm 2019 tăng 30% về lượng lên 281.000 tấn và tăng 3,5% về giá trị lên 253 triệu USD – cho thấy mức giá giảm mạnh. Trong nhóm trái cây có múi, sản phẩm nhập khẩu lớn nhất về lượng là cam Ai Cập, với lượng nhập khẩu 172.000 tấn, trị giá 114 triệu USD – tăng 92,3% về lượng và 76,4% về giá trị. Nhập khẩu cam Mỹ giảm 52,6% về lượng và 55,7% về giá trị. Nhập khẩu bưởi Nam Phi tăng 64,2% về lượng lên 16.700 tấn và tăng 47,1% về giá trị lên hơn 17 triệu USD.

Chi tiết tình hình xuất khẩu trái cây của Trung Quốc trong nửa đầu năm 2019

Trái cây có múi

Trong nửa đầu năm 2019, trái cây có múi vượt qua táo trở thành mặt hàng trái cây xuất khẩu lớn nhất về lượng. Xuất khẩu trái cây có múi tăng 1,12% so với nửa đầu năm 2018 lên 376.000 tấn, giá trị tăng 0,88% lên 505 triệu USD. Trái cây có múi xuất khẩu lớn nhất về lượng là quýt, với lượng 263.000 tấn, chiếm 69,9%. Trái cây có giá xuất khẩu cao nhất là chanh, đạt 1.945 USD/tấn. Trái cây có giá xuất khẩu thấp nhất là bưởi, ở mức 815 USD/tấn.

Táo

Xuất khẩu táo của Trung Quốc giảm mạnh trong nửa đầu năm 2019 tới 47,7% xuống 329.000 tấn, giá trị giảm 40,9% xuống 423 triệu USD. Nguyên nhân chính là do sản xuất nội địa giảm trong năm 2018, dẫn tới nguồn cung yếu và giá cao trên thị trường nội địa.

Xuất khẩu lê Trung Quốc giảm 43,1% về lượng xuống 141.000 tấn và 33,1% về giá trị xuống 183 triệu USD trong nửa đầu năm 2019. Cũng như táo, xuất khẩu lê giảm do sản xuất nội địa giảm trong niên vụ trước, dẫn tới nguồn cung khan hiếm. Indonesia, Việt Nam và Nga là các thị trường xuất khẩu lê chính của Trung Quốc.

Có vẻ xu hướng hiện nay của Trung Quốc là giảm xuất khẩu trái cây và tăng nhanh nhập khẩu trái cây, sẽ tiếp diễn trong nửa cuối năm 2019. Triển vọng dài hạn trong nhập khẩu trái cây tươi của Trung Quốc có vẻ tốt. Người tiêu dùng trung lưu bắt đầu có thói quen tiêu dùng trái cây nhập khẩu chất lượng cao quanh năm. Hơn nữa, Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc cùng các đàm phán thương mại tự do đang diễn ra với các nước khác sẽ giúp nâng cao cơ sở hạ tầng và giảm thuế - mở ra các nguồn lực mới cho nguồn cung trái cây nhập khẩu trong những năm tới.

Theo Produce Report
Admin

Ấn Độ đa dạng hóa xuất khẩu thực phẩm khi các biện pháp kiềm chế gây áp lực cho thị trường trong nước

Bài trước

Nông dân lương thiện nỗ lực chinh phục thị trường cho sản phẩm hữu cơ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc