Tập đoàn CP Việt Nam, công ty con của Charoen Pokphand Foods Plc (CPF), dự báo tăng trưởng doanh thu 10% trong năm 2019 nhờ sức mua tăng trên thị trường thực phẩm Việt Nam.

Montri Suwanposri, chủ tịch CP Việt Nam, cho hay thị trường thực phẩm Việt Nam đang mở rộng nhanh chóng bởi tăng trưởng GDP Việt Nam vẫn duy trì ở mức 7 – 8%/năm. Chính phủ Việt Nam cũng đang đầu tư mạnh vào các dự án siêu lớn để thúc đẩy nền kinh tế, ông Montri cho hay. “Việt Nam có rất nhiều tiềm năng cho các sản phẩm thực phẩm chế biến và ăn liền, đặc biệt khi hành vi của người tiêu dùng Việt Nam thay đổi”.

Ông Montri cho hay Việt Nam là thị trường mới cho các công ty thực phẩm Thái Lan, với quy mô dân số lớn tới 95 triệu dân. Thị trường thực phẩm Việt Nam chủ yếu bị chi phối bởi phân khúc người tiêu dùng trẻ, có mức chi tiêu coa hơn cho các sản phẩm thực phẩm và tiêu dùng. CP Việt Nam có kế hoạch tăng sản xuất các sản phẩm ăn liền và mở rộng các kênh phân phối trên thị trường Việt Nam. “Chúng tôi đang có vị thế cạnh tranh rất tốt tại Việt Nam”, ông Montri cho hay. “Miền nam Việt Nam có rất nhiều cơ hội thị trường vì còn ít công ty kinh doanh thực phẩm; trong khi khu vực miền bắc thì có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn”.

CP Việt Nam bắt đầu kinh doanh từ năm 1988, khi chính phủ Việt Nam quyết định mở cửa đón các luồng đầu tư nước ngoài sau cải cách kinh tế năm 1986. CP Việt Nam đã mở văn phòng đại diện đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh, sau đó vào năm 1993 thì thành lập công ty chăn nuôi CP Việt Nam để bắt đầu chính thống hóa các hoạt động sản xuất thực phẩm tại Việt Nam. Năm 2011, công ty đổi tên thành Tập đoàn CP Việt Nam và báo cáo doanh thu đạt 70 – 80 tỷ Baht trong năm 2018.

Ông Montri cho biết CP Việt Nam có ba bộ phận kinh doanh: kinh doanh nông sản (60%), kinh doanh TACN (33) và kinh doanh thực phẩm (7%). Mảng kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam có hai dòng sản phẩm, thủy sản nuôi trồng (tôm và cá) và thực phẩm chế biến. CP Việt Nam hiện đang vận hành 5 nhà máy nuôi trồng thủy sản tại việt Nam có tổng công suất 300.000 tấn/năm. Năm nhà máy này xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc và Nhật Bản cũng hư các nước tại Đông Nam Á và châu Âu.

Đối với phân khúc thực phẩm chế biến, CP Việt Nam chủ yếu phục vụ người tiêu dùng nội địa. “Chúng tôi có kế hoạch tăng sản xuất thực phẩm ăn liền từ 3.000 tấn/năm hiện nay để tăng doanh thu từ kinh doanh thực phẩm trong tương lai gần”.

Ông Montri cho biết thêm chính phủ Thái Lan đã triển khai các chính sách hỗ rợ các công ty đầu tư ra nước ngoài để thúc đẩy khả năng cạnh tranh và đa dạng hóa rủi ro trong vài năm qua. Việt Nam là một mục tiêu đầu tư tại Đông Nam Á và hiện đang thu hút các luồng đầu tư lớn từ các công ty nước ngoài. “Chính phủ Thái Lan nên hỗ trợ thêm các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nhiều khía cạnh như ứng dụng công nghệ và sáng kiến, triển khai các quy định liên quan để nâng cao năng lực và hiệu quả của SMEs Thái Lan”.

Theo  Bangkok Post
Admin

Ấn Độ đa dạng hóa xuất khẩu thực phẩm khi các biện pháp kiềm chế gây áp lực cho thị trường trong nước

Bài trước

Nông dân lương thiện nỗ lực chinh phục thị trường cho sản phẩm hữu cơ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc