0

Lệnh cấm của EU đối với nhập khẩu các sản phẩm liên quan tới phá rừng đang gây lo ngại cho các nhà sản xuất Việt Nam do các yêu cầu truy xuất hàng hóa về nguồn gốc có thể đẩy chi phí tăng cao và dẫn tới các khách hàng châu Âu tìm kiếm các nhà cung cấp khác. Quy định không phá rừng của EU (EUDR) sẽ bao phủ hoạt động nhập khẩu nhiều hàng hóa, bao gồm cacao, cà phê, dầu cọ và cao su, cộng với các sản phẩm được sản xuất từ các nguyên liệu trên, như chocolate, lốp xe và giày dép.

Mức độ thu thập dữ liệu mà các nhà sản xuất phải thực hiện sẽ tăng lên rất nhiều do quy định trên yêu cầu trình báo hình ảnh GPS của từng khu vực sản xuất và các báo cáo định kỳ về nguồn gốc sản phẩm, tính hợp pháp của sản phẩm và các điều kiện sản xuất. Bà Trần Thị Quỳnh Chi, giám đốc vùng của Sáng kiến Thương mại Bền vững (IDH), cho rằng EUDR sẽ gia tăng áp lực lên các nhà sản xuất Việt Nam do đáp ứng các yêu cầu truy xuất nguồn gốc cần có một hệ thống toàn diện. “Người tiêu dùng đang ngày càng coi trọng tính bền vững. Hành vi tiêu dùng của họ đang chuyển dịch sang các sản phẩm có trách nhiệm với môi trường để đạt mục tiêu không phát thải carbon”, bà Chi cho hay.

Ông Nguyễn Nam Hải, chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam, cho biết EU là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 40% kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Năm 2022, xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU đạt 689.000 tấn, tăng 26% so với năm 2021. Ông cho rằng EUDR sẽ tạo ra những thách thức mới cho khoảng 1,3 triệu nông dân trong ngành, bao gồm khả năng tiếp cận công nghệ và hàng loạt chi phí. Tình hình tương tự cũng diễn ra đối với các công ty cà phê, vốn đóng vai trò chính trong các chuỗi cung ứng. “Việt Nam nên thuyết phục EU hoãn ngày quy định có hiệu lực để có thời gian chuẩn bị”, ông Hải cho hay. Đáng chú ý là diện tích cà phê có rủi ro cao theo EUDR ước lên tới 13.000ha.

Ông Lê Đức Huy, tổng giám đốc Simexco Đăk Lăk, cho rằng EUDR không gây ngạc nhiên cho công ty ông vì công ty đã chuẩn bị cho sự thay đổi trong nhiều năm qua. Simexco Đăk Lăk là công ty đầu tiên vào năm 2012 hợp tác với IDH trong thúc đẩy nông nghiệp bền vững tại Tây Nguyên. Nỗ lực lâu dài trong xây dựng các chuỗi cung ứng không liên quan đến phá rừng đã cho trái ngọt do cà phê của công ty có lợi thế lớn trên các thị trường quốc tế nhờ uy tín nói trên.

Ông Nguyễn Phú Hùng, chủ tịch Hiệp hội KHCN Lâm nghiệp Việt Nam, kêu gọi Bộ NNPTNT gửi thông điệp tới cho EU, kêu gọi hỗ trợ nông dân trồng cà phê không thể chi trả cho chi phí gắn với các tiêu chuẩn EUDR. Ông cũng kêu gọi có các khóa tập huấn để phổ biến thông tin cho nông dân về quy định chống phá rừng.

Theo một đại diện từ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, EU nhập khẩu khoảng 500 triệu USD các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam hàng năm. Ông cho biết EUDR sẽ không tạo ra gánh nặng tuân thủ lên các công ty gỗ do việc biến rừng tự nhiên thành rừng trồng đã là câu chuyện của quá khứ. Tất cả những gì các công ty gỗ phải làm là đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm theo yêu cầu của EUDR. Ông Trần Thanh Hải, cục phó Cục Xúc tiến Thương mại, cho biết EU đã nâng đáng kể các yêu cầu đối với các sản phẩm từ gỗ thông qua phê duyệt EUDR. Theo quy định này, các sản phẩm làm từ nguồn gỗ phá rừng sẽ bị cấm trên toàn bộ các thị trường EU. Ngay cả gỗ thu gom từ các khu vực tái sinh rừng cũng không phải là ngoại lệ. EUDR sẽ có hiệu lực vào khoảng tháng 12/2021 – 1/2025. Các doanh nghiệp siêu nhro và nhỏ sẽ có thêm 6 tháng để tuân thủ các yêu cầu trong quy định.

Ông Rui Ludovino, Tham tán thứ nhất phụ trách hành động khí hậu, môi trường, việc làm và chính sách xã hội tại Phái đoàn Liên minh Châu Âu, cho hay Việt Nam sẽ nằm trong nhóm nước rủi ro thấp đối với EUDR nhờ cách tiếp cận chủ động trong chống tình trạng phá rừng. Ví dụ, Việt Nam đã tham gia vào Hiệp định Đối tác Tự nguyện về Thực thi Lâm luật, Quản trị và Thương mại Lâm sản (FLEGT) với EU từ năm 2018. Hiệp định này mang tới cho các sản phẩm từ gỗ của việt Nam một lợi thế lớn so với các nước không có thỏa thuận này: các sản phẩm được cấp chứng nhận FLEGT được coi là hợp pháp theo Luật Lâm sản EU, giúp các nhà sản xuất Việt Nam thâm nhập thị trường EU dễ dàng hơn. Ông cho biết EUDR tăng gấp đôi nỗ lực của EU trong thúc đẩy các chuỗi cung ứng không phá rừng, thông qua yêu cầu các công ty có báo cáo đúng hạn và thông tin có thể xác nhận về các sản phẩm xuất khẩu của họ, không liên quan tới các khu vực bị phá rừng.

Patrick Haverman, Phó đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, đề xuất bước tiếp theo cho Việt Nam liên quan đến EUDR: rà soát khung pháp lý và có những điều chỉnh cần thiết để khớp với quy định chống các hoạt động phá rừng. Ông cũng kêu gọi sự hỗ trợ đối với nông dân liên quan đến các chi phí tạo ra từ sự thay đổi thực hành canh tác để đáp ứng EUDR. Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan cho biết hợp tác công ty là chìa khóa để có thành công về thương mại nông sản Việt Nam theo EUDR. “Quy định này là một chỉ báo về sự chuyển dịch hành vi người tiêu dùng theo hướng các sản phẩm thân thiện môi trường. Đã đến thời điểm khởi động một sự tái cấu trúc rộng khắp”,

Theo VNS

Admin

Nghị định mới về lâm nghiệp củng cố triển vọng xuất khẩu các sản phẩm gỗ

Bài trước

Ngành gỗ Việt Nam chuẩn bị cho cấp phép FLEGT

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ