0

Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ trong 4 tháng đầu năm 2020 của Việt Nam đạt gần 3,2 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2019, theo Tổng cục Hải quan cho hay.

Mặc dù đại dịch COVID-19 gây tác động tiêu cực lên ngành chế biến gỗ, nhờ sự kiểm soát dịch hiệu quả và các đối thủ cạnh tranh tại Đông Nam Á, EU và Mỹ dừng sản xuất, các doanh nghiệp buộc phải tìm kiếm các thị trường mới, ông Lê Minh Thiện, chủ tịch Hiệp hội các sản phẩm gỗ và lâm sản Bình Định cho hay. Bên cạnh đó, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh của Việt Nam sẽ thúc đẩy các hoạt động sản xuất và xuất khẩu của ngành này.

Ông Đỗ Xuân Lập, chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFORES), cho biết nhờ kiểm soát dịch hiệu quả, Việt Nam trở thành điểm thu hút đầu tư cho nhiều công ty chế biến gỗ với doanh thu lên tới hàng tỷ USD. Việt Nam kỳ vọng ngành chế biến gỗ đạt doanh thu xuất khẩu 12,5 tỷ USD trong năm 2020, tăng 10% so với năm 2019, theo VIFORES. Trong đó, 8,68 tỷ USD đến từ xuất khẩu gỗ và 2,99 tỷ USD đến từ xuất khẩu các sản phẩm gỗ, với các sản phẩm lâm sản khác chiếm phần còn lại.

Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu sang Mỹ tăng vọt, đồng thời ghi nhận tăng trưởng xuất khẩu tốt sang Nhật Bản, Anh, Canada, Đức và Hà Lan, theo Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương cho hay. Với Nhật Bản và Canada cũng là thành viên của Thỏa thuận Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), các doanh nghệp Việt Nam bắt đầu tận dụng lợi thế thuế giảm theo thỏa thuận thương mại để thâm nhập vào các thị trường này.

Với Thỏa thuận Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) chuẩn bị có hiệu lực trong năm 2020, các doanh nghiệp Việt Nam có thể kỳ vọng giảm thuế và tăng xuất khẩu sang EU, vốn là một thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Top 10 thị trường xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh, Đức, Canada, Úc, Pháp và Hà Lan. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu bàn trang điểm, nội thất bếp và phòng tắm sang Mỹ và EU. Xuất khẩu ngoại thất và nội thất văn phòng chiếm 40% tổng kim ngạch và còn tiềm năng lớn trong tương lai, theo thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn nhận định.

Ngành phải tái cấu trúc toàn bộ chuỗi sản xuất, từ các loại gỗ tới xúc tiến quản lý rừng bền vững và triển khai các cam kết theo Hiệp đinh đối tác tự nguyện về Thực thi lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản. (VPA-FLEGT) để đảm bảo xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đến từ nguồn gỗ hợp pháp.

Thiết kế và thương hiệu là các yếu tố quan trọng trong cải thiện khả năng cạnh tranh của gỗ nội thất và các sản phảm gỗ khác của Việt Nam. Cac sản phẩm nội thất và gỗ chủ yếu được sản xuất tại các tỉnh miền nam và miền trung như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh và Bình Định.

Theo VNS

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ