Gỗ

Nghị định mới về lâm nghiệp củng cố triển vọng xuất khẩu các sản phẩm gỗ

0

EU hiện là thị trường nhập khẩu các sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam và nghị định mới về đảm bảo tính hợp pháp của gỗ đánh dấu một bước tiến quan trọng tới việc triển khai toàn diện Hiệp định đối tác tự nguyện giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản. Tuần trước, một cuộc họp về mặt kỹ thuật cho các bước sắp tới để triển khai Hiệp định đối tác tự nguyện giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (FLEGT/VPA) đã diễn ra tại văn phòng của phái đoàn EU tới Việt Nam tại Hà Nội.

FLEGT/VPA có hiệu lực từ tháng 6/2019 nhằm giúp Việt Nam cải thiện năng lực quản trị rừng, giải quyết vấn nạn đốn gỗ trái phép và thúc đẩy thương mại các sản phẩm gỗ hợp pháp, được xác nhận từ Việt Nam sang EU và các thị trường khác. Gần đây, chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 102/2020/ND-CP về Hệ thống đảm bảo Gỗ hợp pháp của Việt Nam (VNTLAS), sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 30/10. Nghị định này là một phần trong FLEGT/VPA mà Việt Nam là nước thứ 3 trên thế giới đã ký vào năm 2018. FLEGT/VPA đảm bảo rằng gỗ xuất khẩu từ Việt Nam sang EU không đến từ các nguồn phi pháp. “Nghị định VNTLAS giải quyết những khía cạnh quan trọng của VPA liên quan đến xuất nhập khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ (TTPs). Nghị định cũng cung cấp cơ sở cho một hệ thống phân loại, mặc dù chỉ cụ thể cho các doanh nghiệp tham gia vào chế biến và xuất khẩu gỗ, nên thiếu đi một số yếu tố cốt lõi trong VPA”, theo nhận định từ phái đoàn EU tới Việt Nam. “Một hệ thống bao quát cả các nhà nhập khẩu và các nhà sản xuất trong nước được tích hợp trong VPA để thuận lợi hóa việc đảm bảo tính hợp pháp xuyên suốt chuỗi giá trị tại Việt Nam, đồng thời là yếu tố cốt lõi của VPA”.

Theo Nghị định, trong đó định nghĩa rõ các tiêu chuẩn của TTPs nhập khẩu hợp pháp, chủ sở hữu của hàng hóa nhập khẩu này phải có trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ hợp pháp của sản phẩm. Họ phải tuân thủ tất cả các quy định và yêu cầu về cung cấp đầy đủ thông tin về nguồn gốc gỗ. Ông Giorgio Aliberti, đại sứ EU tại Việt Nam phát biểu: “Phạm vi của VPA trải rộng tới tất cả các tác nhân trong ngành, liên quan đến tất cả các thành phần trong chuỗi cung ứng và bao trùm các sản phẩm gỗ trên cả thị trường nội dịa và xuất khẩu. Do đó, Nghị định vừa qua là một bước tiến đi tới các cam keté này nhưng phạm vi chưa đạt đến mức độ của VPA vào thời điểm thực thi Nghị định, nên có thể tác động tiêu cực tới các nhà xuất khẩu Việt Nam”.

Giảm thiểu khai thác gỗ phi pháp

Theo Thượng viện châu Âu, FLEGT/VPA sẽ giúp biến Việt Nam trở thành điểm đầu tư hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư châu Âu. Hiện người tiêu dùng và các doanh nghiệp châu Âu đang có nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm gỗ nhập khẩu có thông tin minh bạch. “Diễn biến này sẽ giúp đẩy thêm các nhà đầu tư châu Âu tới Việt Nam và mang theo nhiều dự án đầu tư trực tiếp, hợp tác với các đối tác Việt Nam trong xuất khẩu”, theo phó chủ tịch Thượng viện châu Âu Heidi Hautala trong chuyến công tác tới Việt Nam hồi năm ngoái. “VPA sẽ giúp cải thiện năng lực quản trị rừng, giải quyết vấn đề khai thác gỗ trái phép và thúc đẩy thương mại các sản phẩm gỗ hợp pháp, được chứng nhận từ Việt Nam sang EU và các thị trường khác”, bà Hautala phát biểu thêm.

Sau 6 năm đàm phán, FLEGT/VPA đã được Việt Nam và EU ký kết vào tháng 10/2018 tại Brussels. Việt Nam nhập khẩu gỗ từ khoảng 80 nước trong những năm gần đây, với các nước cung cấp chính là Campuchia, Lào, Trung Quốc, Mỹ và Malaysia. Kể từ khi FLEGT/VPA có hiệu lực, toàn bộ TTPs từ Việt Nam tới EU đã được Việt Nam tiến hành cấp phép FLEGT. Các sản phẩm thuộc phạm vi FLEGT/VPA bao gồm tất cả sản phảm được yêu cầu theo quy định của EU trong việc thiết lập chương trình cấp phép FLEGT, là yêu cầu tối thiểu đối với VPA, chẳng hạn như gỗ tròn, gỗ xẻ, tà vẹt đường sắt, ván ép và veneer.

Ông Nguyễn Tôn Quyền, phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cho biết FLEGT/VPA sẽ giúp Việt Nam tăng doanh thu xuất khẩu TTP lên hơn 1 tỷ USD, từ mức 864,6 triệu USD trong năm 2019.

Thúc đẩy xuất khẩu TTP

Hiện EU chiếm khoảng 12 – 15% tổng giá trị xuất khẩu TTPs hàng năm của Việt Nam, với các khách hàng chính là Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha và Ý. “Tất cả TTPs từ Việt Nam đều có xuất xứ minh bạch và một khi đã thâm nhập thành công vào thị trường EU thì xuất khẩu TTP của Việt Nam có thể sang rất nheièu thị trường khác bởi tiêu chuẩn EU là hàng đầu thế giới về mức độ nghiêm ngặt”, ông Quyền cho biết.

Trong một trường hợp cụ thể, công ty có vốn đầu tư Đài Loan là Tsung Chua Wood Processing Co., Ltd. tại tỉnh Đồng Nai đã nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ EU và một số nước châu Phi với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. “Do COVID-19, xuất khẩu sang EU bị suy yếu. Tuy nhiên, chúng tôi đã nối lại xuất khẩu từ tháng 7 và kỳ vọng FLEGT/VPA sẽ giúp các nhà xuất khẩu TTP tại Việt Nam có thêm nhiều cơ hội để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU”.

Theo Bộ NNPTNT, Việt Nam là một trong những nước chế biến và xuất khẩu gỗ hàng đầu thế giới với giá trị xuất khẩu hơn 8 tỷ USD trong năm 2018 và hơn 9 tỷ USD trong năm 2018. Con số này đạt 7,32 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2020, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo VIR

Admin

Các nhà xuất khẩu gỗ đối diện hàng loạt thách thức

Bài trước

Xuất khẩu gỗ đạt 12,5 tỷ USD trong năm 2020

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ