0

 Nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” đã được tỉnh Thái Nguyên đăng ký bảo hộ bản quyền thành công tại Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan và Nga. Nhãn hiệu tập thể này cũng đang tiếp tục các thủ tục đăng ký tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Thông tin này được công bố từ ông Dương Văn Lượng, phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên.

Thái Nguyên là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước. Chè là nông sản chính của tính, góp phần làm giàu cho người dân. Tuy nhiên, các sản phẩm chè Thái Nguyên vẫn chủ yếu để tiêu dùng nôi địa và xuất khẩu chỉ chiếm 20% tổng doanh số, không xứng với tiềm năng. Theo Hiệp hội Chè Thái Nguyên, xuất khẩu chè của Thái Nguyên trong 5 tháng đầu năm 2020 ước đạt hơn 700 tấn chè búp khô, xuất khẩu chè xanh chất lượng cao có xu hướng tăng sang các thị trường khó tính như Ba Lan, Đức, Mỹ và Nhật Bản. Hiện xuất khẩu chè Thái Nguyên có 2 dòng sản phẩm chính, một là được xuất khẩu dưới dạng thô với giá rất thấp, khoảng 1,5 – 2 USD/kg. Dòng thứ hai là một số doanh nghiệp đã tiếp cận thành công các thị trường khó tính, xuất khẩu các sản phẩm chè cao cấp với giá trên 10 USD/kg, thậm chí lên tới 100 USD/kg nhưng chỉ với lượng khoảng vài trăm tấn.

Theo bà Nguyễn Thị Nga, chủ tịch Hiệp hội Chè Thái Nguyên, tiềm năng xuất khẩu chè Thái Nguyên rất lớn do địa phương có các diện tích trồng chè chất lượng cao. Đồng thời, tỉnh cũng có rất nhiều chính sách phát triển cây chè, từ nguyên liệu đầu vào tới xúc tiến thương mại, phát triển thị trường và xây dựng thưog hiệu. Hiện tỉnh Thái Nguyên đã giao cho Hiệp hội Chè Thái Nguyên xây dựng dự án “Áp dụng công nghệ số vào quản lý sản xuất, truy xuất nguồn gốc và thương mại các sản phẩm chè Thái Nguyên” theo công nghệ blockchain.

Ông Dương Văn Lượng cho biết Thái Nguyên hiện có 1 thương hiệu chè dưới hình thức bảo vệ chỉ dẫn địa lý và 7 thương hiệu dưới hình thức bảo vệ nhãn hiệu tập thể. Trong thời gian tới, Thái Nguyên sẽ tăng cường quản lý và áp dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là trong trồng và chế biến các sản phẩm chè. Theo đó, tỉnh cần tập trung vào xúc tiến các sản phẩm chè của địa phương ra thị trường thế giới, quản lý chất lượng của các nhà máy chè và tạo niềm tin trên thị trường quốc tế đối với các sản phẩm chè Thái Nguyên. Đồng thời, địa phương cần thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào trồng, chế biến và tạo ra các sản phẩm chè chất lượng cao, tập trung đa dạng hóa các sản phẩm chè để đáp ứng nhu cầu và khẩu vị của thị trường quốc tế.

Theo VNS

Admin

Lần đầu tiên xuất khẩu rau quả chế biến vượt 1 tỷ USD

Bài trước

Xuất khẩu gỗ giảm 15,5% trong năm 2023

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Chè