Ngành cà phê Việt Nam hiện đang xuất khẩu sang 80 nước và vùng lãnh thổ và vừa tuyên bố tham vọng đạt giá trị xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2020. Kinh tế thế giới những năm gần đây trì trệ dẫn tới suy giảm sức mua trên toàn cầu. Bất chấp tình trạng này, xuất khẩu cà phê vẫn tăng trưởng 8,2%/năm với giá trị trung bình hàng năm 3,13 tỷ USD trong giai đoạn 2011 – 2018, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Theo Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương, các sản phẩm cà phê Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 80 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, chiếm thị phần 14,2% trên thị phần thế giới, đứng thứ 2 chỉ sau Brazil. Đáng chú ý hơn cả, cà phê rang xay và hòa tan chiếm thị phần 9,2%, đứng thứ 5 sau Brazil, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ, mang đến triển vọng tươi sáng cho các sản phẩm cà phê Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế thông qua các thỏa thuận thương mại tự do (FTAs).

EU hiện là thị trường tiêu dùng cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm 40% tổng lượng và 38% tổng giá trị xuất khẩu, theo sau là khu vực  Đông Nam Á. Nhờ các chính sách ưu đãi thuế theo FTAs mà Việt Nam đã ký kết trong những năm gần đây, một số doanh nghiệp đã lựa chọn đầu tư vào chế biến như một hướng đi để gia tăng giá trị cho các sản phẩm cà phê và doanh thu xuất khẩu của toàn ngành. Với sự hỗ trợ lớn của các cơ quan liên quan trong cải thiện năng lực chế biến và thúc đẩy mở rộng thị trường, các doanh nghiệp địa phương cũng tăng gấp đôi nỗ lực marketing và xây dựng thương hiệu để củng cố vị thế cho các sản phẩm cà phê trên thị trường quốc tế.

Theo VNA
Admin

Nhà sản xuất cà phê Ấn Độ đầu tư 20 triệu USD, tăng gấp đôi công suất nhà máy tại Việt Nam

Bài trước

Nhà máy chế biến tinh bột cà phê sấy lạnh của Tata tại Việt Nam có những lợi thế gì?

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cà phê/Ca cao