Nhà máy chế biến cà phê tại tỉnh Bình Dương có công suất 5.000 tấn cà phê sấy lạnh hàng năm.

Tinh bột cà phê sấy lạnh

GEA đã cung cấp toàn bộ dây chuyền sản xuất từ xử lý hạt cà phê rang cho tới đóng gói bột cà phê sấy lạnh. “Lợi dự án này rất phù hợp với chúng tôi tại GEA bởi vì chuyên môn và phạm vi cung cấp cho phép chúng tôi xây dựng và hoàn thiện toàn bộ chuỗi sản xuất chế biến cà phê, sử dụng nguồn lực nội bộ sẵn có. Nhờ đó, chúng tôi có thể duy trì kiểm soát và có trách nhiệm đối với toàn bộ dự án, từ đầu đến cuối”, theo ông Kim Knudsen, giám đốc kinh doanh  Coffee and Freeze Drying, GEA.

Dự án bao gồm: chiết xuất carine vận hành ở các điều kiện tối ưu, thời gian chiết xuất được tính toán một cách chính xác để thu được năng suất tốt nhất; thu hồi hương thơm; cơ chế bay hơi Mechanical Vapor Recovery (MVR) và máy sấy lạnh Conrad 600 XL Eco.

GEA cũng xây dựng một nhà máy thử nghiệm cho Tata để phát triển các công thức phối trộn riêng theo yêu cầu của khách hàng. Công ty trước đó đã hợp tác với Tata Coffee khi xây dựng một nhà máy thu hơi và chiết xuất cà phê tại Ấn Độ vào năm 2013. Tata Coffee Vietnam đánh dấu hoạt động đầu tư đầu tiên của doanh nghiệp này bên ngoài lục địa Ấn Độ.

Chứng nhận LEED

Nhà máy của Tata Việt Nam đã được chứng nhận LEED (Leadership in Energy and Environmental Design) và dự kiến sẽ đạt chứng nhận (British Retail Consortium) trong những tháng sắp tới. Radhakrishna Tirumala, giám đốc điều hành Tata Coffee Vietnam, cho hay vị trí địa lý của nhà máy tại Việt Nam sẽ mở ra những thị trường mới cho công ty, cho phép họ “khám phá các danh mục sản phẩm cà phê khác nhau, qua đó tăng cường hệ thống sản phẩm của công ty”.

“Nhà máy tại Việt Nam của chúng tôi được trang bị máy móc và công nghệ hiện đại từ nguồn cung cấp tốt nhất trên thế giới. Chúng tôi đang tiến tới có một nhà máy thử nghiệm bên cạnh nhà máy chính để sáng tạo và đồng sáng tạo các công thức phối trộn theo yêu cầu riêng của khách hàng”, ông cho hay. “Hệ thống sản xuất này sẽ cho phép chúng tôi phát triển và bàn giao các công thức cà phê phối trộn theo các yêu cầu của từng khách hàng. Do cơ sở hạ tầng tại nhà máy được vận ành bởi VSIP (Vietnam Singapore Industrial Park), sử dụng cùng một hệ thống phê duyệt ô, nên quy trình xét duyệt nhanh hơn và được tổ chức tốt hơn”.

Theo Beverage Daily
Admin

Nhà sản xuất cà phê Ấn Độ đầu tư 20 triệu USD, tăng gấp đôi công suất nhà máy tại Việt Nam

Bài trước

Ngành cà phê đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 6 tỷ USD trong năm 2020

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư