Xu hướng và dự báo

Các nước xuất khẩu gạo châu Á sẽ cạnh tranh gay gắt hơn trong năm 2019

Thị trường gạo châu Á đang trải qua một giai đoạn cạnh tranh gay gắt hơn về thị phần giữa các nước xuất khẩu. Xuất khẩu gạo Ấn Độ dự báo tăng trong năm 2019 và nước này tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu trong xuất khẩu gạo thế giới. Chính phủ Ấn Độ đã tăng mạnh Giá hỗ trợ tối thiểu (MSP) trong năm 2019, nhằm thúc đẩy tăng diện tích trồng lúa và dẫn đến nguồn cung sẽ dồi dào. Ban đầu, chính sách trợ cấp giá nội địa này gây áp lực đẩy giá gạo xuất khẩu tăng, nhưng sự yếu đi của đồng Rupee và việc triển khai chương trình trợ cấp xuất khẩu gần đây đã giúp bù đắp lực đẩy trên. Tồn kho gạo mà chính phủ Ấn Độ đang nắm giữ cao hơn nhiều so với mức quy định, đảm bảo nguồn cung gạo Ấn Độ dồi dào trong năm 2019. Đối thủ xuất khẩu cạnh tranh chính của Ấn Độ là Pakistan dự báo sẽ giảm nhẹ nguồn cung khả dụng xuất khẩu gạo trong năm 2019.

Xuất khẩu gạo của Thái Lan dự báo sẽ giảm mạnh. Tồn kho gạo đầu kỳ ở mức thấp nhát trong 10 năm, chủ yếu nằm trong tay khu vực tư nhân trong khi tồn kho gạo chính phủ đã cạn kiệt. Trong vài tháng qua, đồng Baht mạnh lên đã duy trì giá gạo Thái chào bán trên thị trường quốc tế liên tục cao hơn các nước xuất khẩu gạo châu Á khác. Thái Lan cũng sẽ tham gia cuộc cạnh tranh khốc liệt với các nước cung cấp gạo Đông Nam Á khác nhưng giá gạo Thái ở mức tương đối không cạnh tranh đang là bất lợi lớn cho nước này.

Xuất khẩu gạo Việt Nam dự báo tăng trong năm 2019 và hiện đang gặp thuận lợi trong luồng cung ứng gạo liên tục cho Philippines – nước gần đây đang giao dịch mạnh trên thị trường quốc tế và chính sách thuế nhập khẩu gạo còn đang xem xét tại nước này cũng hứa hẹn tình hình nhập khẩu gạo của Philippines còn ở mức cao. Tương tự, Việt Nam sẽ hưởng lợi khi khi các nhà xuất khẩu gạo quy mô trung bình khác tại Đông Nam Á là Myanmar và Campuchia mất đi lợi thế ưu đãi thuế trên thị trường châu Âu từng được cấp theo thỏa thuận Tất cả trừ vũ khí. Tháng 1/2019, EU áp thuế nhập khẩu gạo cao lên 2 nước cung cấp này. Campuchia và Myanmar tổng cộng chiếm thị phần nhập khẩu gạo gần 1/3 tại EU. Thay đổi này khiến giá gạo Việt Nam trở nên cạnh tranh tương đối trên thị trường châu Âu, trong khi điều này thúc đẩy Myanmar và Campuchia nỗ lực đa dạng hóa thị trường.

Sự chuyển dịch nổi bật nhất trong năm 2019 được cho là sẽ diễn ra tại Trung Quốc. Trong khi nước này đã thống trị thị trường nhập khẩu gạo thế giới trong suốt 8 năm qua, nhu cầu nhập khẩu gạo của nước này đang yéu đi rõ rệt và các chính sách kiểm soát nghiêm ngặt hơn đang được triển khai tại biên giới. Đồng thời, nước này đang nổi lên là một nước xuất khẩu gạo lớn, với những lô gạo xuất khẩu lớn chưa từng thấy trong 15 năm qua. Các nhà cung cấp chính cho thị trường Trung Quốc đang bắt đầu đa dạng hóa và giảm phụ thuộc vào thị trường này, thậm chí nhận thấy rằng gạo Trung Quốc được bán với giá thậm chí còn rẻ hơn trên một số thị trường quốc tế.

Dự báo thay đổi trong thương mại gạo năm 2019 (1.000 tấn)
Nước Luồng thương mại Dự báo trước Dự báo hiện nay Thay đổi Lý do
Bangladesh Nhập khẩu 600 400 -200 Nhu cầu nhập khẩu yếu và sản xuất nội địa tăng
Brazil Nhập khẩu 650 750 100 Sản xuất nội địa giảm
Trung Quốc Nhập khẩu 5,000 4,500 -500 Sản xuất nội địa tăng và giảm tốc độ thương mại mậu biên
Bờ Biển Ngà Nhập khẩu 1,450 1,600 150 Tiêu dùng tiếp tục tăng trưởng
Nepal Nhập khẩu 600 750 150 Sự ưa chuộng ngày càng tăng với các loại gạo Ấn
Nigeria Nhập khẩu 2,400 2,200 -200 Các chính sách hạn chế thương mại cản trở tăng trưởng tiêu dùng
Philippines Nhập khẩu 1,800 2,300 500 Dự báo tiếp tục nhập khẩu gạo mạnh từ các nước xuất khẩu chào bán giá cạnh tranh
Thổ Nhĩ Kỳ Nhập khẩu 350 250 -100 Đồng lira yếu đi và sản xuất nội địa đủ
Venezuela Nhập khẩu 450 550 100 Buộc phải nhập khẩu thực phẩm thiết yếu do khủng hoảng kinh tế nội địa
Myanmar Xuất khẩu 3,000 2,800 -200 Thuế nhập khẩu gạo tại EU tăng và nhu cầu nhập khẩu gạo của Trung Quốc giảm
Cambodia Xuất khẩu 1,300 1,000 -300 Thuế nhập khẩu gạo tại EU tăng
Trung Quốc Xuất khẩu 1,900 2,500 600 Tăng mạnh bán gạo tồn gạo, đặc biệt là sang các nước châu Phi
Thái Lan Xuất khẩu 10,300 10,000 -300 Giá không cạnh tranh

Theo USDA
Admin

World Bank dự báo giá nông sản giảm 2,6% trong năm 2019

Bài trước

Mỹ dự báo 65% khả năng xảy ra El Nino yếu trong mùa hè 2019

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc