Theo báo cáo Triển vọng các thị trường hàng hóa tháng 4/2019, Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) dự báo giá nông sản giảm 2,6% trong năm 2019 và sẽ phục hồi trong năm 2020 do nguồn cung giảm và chi phí năng lượng, phân bón tăng. Giá nông sản và thực phẩm được dự báo duy trì ổn định trong trung hạn. Tuy nhiên, các đợt biến động giá mạnh có thể diễn ra, xuất phát từ biến động giá năng lượng, các sự kiện thời tiết cực đoan hoặc các căng thẳng thương mại không được giải quyết.

Báo cáo triển vọng của WB cũng nhận định rằng trong năm 2020, giá nông sản dự báo tăng 1,7% trước khả năng sản lượng nông sản Mỹ giảm và chi phí năng lượng, phân bón tăng. “Triển vọng giá hàng hóa nhạy cảm với các rủi ro liên quan đến chính sách, đặc biệt là dầu mỏ”, theo Ayhan Kose, giám đốc nhóm dự báo của WB. Giá năng lượng tác động lên chi phí sản xuất nông sản trực tiếp qua sử dụng nhiên liệu và gián tiếp qua phân bón và các loại hóa chất khác. Giá dầu cũng tạo ra động lực chuyển dịch sản xuất sang các loại nhiên liệu sinh học.

Chi phí năng lượng cao hơn dự báo có thể đẩy giá một số nông sản như ngũ cốc và hạt có dầu tăng. Tăng trưởng sản xuất nhiên liệu sinh học mạnh hơn dự báo có thể dẫn đến giá một số hàng hóa thực phẩm tăng. Giá thực phẩm tăng có tác động kinh tế vĩ mô, vi mô lớn qua một số kênh chính. Ở mức độ kinh tế vĩ mô, giá thực phẩm tăng làm tăng lạm phát và góp phần vào các cú shock thương mại. Ở mức độ kinh tế vi mô, đối với các hộ gia đình là những người bán ròng thực phẩm, tăng giá thực phẩm có thể giúp tăng thu nhập ròng. Tuy nhiên, về cơ bản, giá thực phẩm tăng làm tăng đói nghèo, giảm dinh dưỡng và kìm hãm nhu cầu đối với các dịch vụ thiết yếu như giáo dục và y tế.

Báo cáo ước tính sản lượng gạo toàn cầu tăng nhẹ trong năm 2018-19 lên 501 triệu tấn, tăng nhẹ so với dự báo trước đó. Tiêu dùng gạo toàn cầu dự báo tăng khoảng 1%, dẫn đến chỉ số tồn kho trên tiêu dùng đạt 35%, mức cao nhất trong vòng 20 năm. Các gián đoạn sản xuất lúa gạo liên quan đến thời tiết tại Brazil và Philippines được bù đắp bởi các điều kiện sản xuất thuận lợi tại phần lớn các nước sản xuất gạo lớn tại châu Á, bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.

Nguòn cung lúa mỳ toàn cầu giảm mạnh trong năm 2019 với sản lượng lúa mỳ dự báo giảm 4% so với sản lượng kỷ lục 763 triệu tấn trong niên vụ trước, theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Suy giảm nguồn cung lúa mỳ chủ yếu do thiệt hại năng suất do thời tiết xấu tại các nước Đông Âu và Trung Á. WB dự báo tiêu dùng lúa mỳ thế giới giảm nhẹ giảm nhẹ so với niên vụ trước, đẩy chỉ số tồn kho trên tiêu dùng giảm 1%.

Báo cáo phần dầu ăn thực phẩm dự báo triển vọng có vẻ khả quan do điều kiện sản xuất thuận lợi. Sản lượng 17 loại dầu thực phẩm chính, bao gồm dầu cọ, dầu đậu tương, và dầu hạt cải, tổng cộng chiếm 2/3 sản lượng dầu thực phẩm thế giới dự báo tăng 2% trong niên vụ 2018-19. Hơn 2/3 mức tăng sản lượng dự báo đến từ dầu cọ.

Theo The Financial Express
Admin

USDA dự báo Trung Quốc tăng sử dụng ngũ cốc làm TACN trong niên vụ 2020/21 so với 2019/20

Bài trước

Rabobank: Khả năng diễn ra La Nina tăng, tác động hạn chế của làn sóng COVID-19 thứ hai lên các thị trường nông nghiệp

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc