Thịt

Giảm lãng phí có thể giúp giảm giá thủy sản, thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng ra sao?

Với 35% tổng sản phẩm thủy sản bị vứt bỏ trước khi có thể đưa vào tiêu dùng, nhưng đây lại chính là cơ hội để chuỗi cung ứng thủy sản đóng góp lớn hơn vào nguồn cung protein, theo những người tham dự phiên thảo luận đặc biệt tại sự kiện Triển lãm thủy sản Bắc Mỹ tại Boston, Massachusetts.

Dân số thế giới dự báo sẽ vượt ngưỡng 9 tỷ người vào năm 2050, và nhu cầu thế giới đối với thực phẩm – đặc biệt là protein giàu dinh dưỡng – dự báo tăng gấp đôi. Các chuyên gia nhấn mạnh rằng để đảm bảo an ninh lương thực, sản xuất thực phẩm cần phải tăng từ 50 – 100% từ nay đến năm 2050 và lượng hấp thụ calorie trên đầu người cần giảm mạnh trong các cộng đồng giàu có tiêu dùng quá nhiều. Một rào cản khác cần vượt qua là tình trạng lãng phí đang xảy ra ở mọi khâu dọc chuỗi cung ứng thực phẩm và có mức độ dao động mạnh, phụ thuộc vào mức độ phát triển của mỗi thị trường.

Alex Ricarte, giám đốc điều hành marketing toàn cầu về thực phẩm tại Sealed Air Corp., nhấn mạnh rằng về lượng, khoảng 11,1 triệu tấn thủy sản bị lãng phí mỗi 10 giây trôi qua và nếu toàn bộ lượng thủy sản này xếp dọc 1 đường thì sẽ đủ để bao quanh trái đất 3 vòng. “Lượng thực phẩm thủy sản bị bỏ đi rất lớn và có tác động cũng lớn tương ứng”.

Pete Pearson, giám đốc về thực phẩm lãng phí tại WWF, cho biết thêm với 90% thủy sản toàn cầu được khai thác toàn diện, mức độ lãng phí này không thể chấp nhận được. Hơn nữa, số liệu thống kê nhất mạnh các hệ thống chuỗi cung ứng đầu thiếu thốn nghiêm trọng. “Chúng ta đang khai thác mọi thứ và khi bạn đặt quá nhiều áp lực lên một hệ thống ở tầm toàn cầu, rất khó để chấp nhận mức độ thất thoát này. Những gì lượng thực phẩm này mất đi đại diện cho một lỗi hệ thống. Chúng ta đang tìm cách thiết kế một hệ thống tốt hơn bởi tình trạng thất thoát diễn ra ở mọi điểm trên chuỗi cung ứng. Chúng ta phải tạo ra một hệ thống không chấp nhận thất thoát thêm nữa. Chúng ta đang tiến đến đường biên mà chúng ta không còn có thể chấp nhận lãng phí trong hệ thống thực phẩm.

Brad Nelson, phó chủ tịch phụ trách quy trình toàn cầu về ẩm thực tại Marriott International, cho rằng những lý do này khiến lãng phí thực phẩm trở thành ưu tiên hàng đầu của tập đoàn khách sạn này. “Một thế giới không có lãng phí thực phẩm là cõi niết bàn. 1 kg thủy sản không giống như 1kg cà rốt, không có gì quan trọng hơn là đảm bảo chúng ta sử dụng toàn diện tất cả thực phẩm đã sản xuất”.

Ông Nelson cho rằng ông tin lợi ích có thể được tạo ra đơn giản bằng cách hiểu “toàn bộ sản phẩm” là gì, và cho biết thêm rằng từ quan điểm của đầu bếp và người tiêu dùng cuối cùng, cần phải nhạn biết được rằng sử dụng cả một con cá thì mang lại lợi ích bao trùm hơn là một miếng phile đẹp đẽ. “Họ cần nhận thức toàn diện và nhận ra rằng thủy sản là nguồn protein quan trọng và có giá trị xét về thời gian và nỗ lực để khai thác/nuôi trồng, và chúng ta không nên chỉ nhìn vào phần ngon nhất của chúng”, ông Nelson phát biểu. “Từ khía cạnh ẩm thực, chúng ta nên tìm cách tận dụng các thành phần khác nhau và thực sự sử dụng toàn bộ con cá. Có rất nhiều loại gỏi và các cách chế biến khác cho phép sử dụng nhiều hơn các bộ phận của cá. Đây là một trong những trọng tâm mà Marriott đang tập trung vào để giải quyết vấn đề lãng phí thực phẩm”.

Các đầu bếp và các nhà hàng cú có cơ hội để đóng góp giảm tiêu dùng các loại thủy sản được ưa chuộng truyền thống như cá hồi, cá kiếm và cá tuyết, đưa vào những loại thủy sản ít bị khai thác hơn trong các thực đơn của họ, ông Nelson gợi ý. “Mở rộng phạm vi loài thủy sản thực sự được tiêu dùng và các công thức chế biến mới sẽ là các hoạt động chính của chúng tôi trong 20 năm tới. Để đạt được điều này, chúng ta cần giáo dục và thuyết phục rất nhiều đầu bếp bước ra khỏi những gì họ đã biết và bước vào một thế giới rộng lớn hơn, sử dụng nhiều loại thủy sản hơn và cho phép chúng ta thưởng thức những loại thủy sản chưa nằm trong rủi ro như các loài chúng ta vẫn đang tiêu thụ”.

Trong khi đó, Sealed Air đã tiến hành nghiên cứu thị trường để nỗ lực hiểu vì sao người tiêu dùng không ăn nhiều thủy sản hơn. Từ các cuộc phỏng vấn người tiêu dùng, Sealed Air cho biết giá và nhận thức rằng thủy sản là loại thức ăn đắt đỏ là những rào cản lớn nhất trong tăng tiêu dùng thủy sản tại Mỹ.

Tuy nhiên, cải thiện hiệu quả dọc chuỗi cung ứng sẽ tạo ra lợi ích kinh tế cực lớn, qua đó giới hiệu cho khách hàng những sản phẩm có giá và giá trị tốt hơn. “35% tổng thủy sản sản xuất hiện bị vứt bỏ hoặc lãng phí, nhưng nếu chúng ta bắt đầu tăng hiệu quả chuỗi giá trị, đồng thời giảm thất thoát, chúng ta có thể tận dụng những phần thừa, mang đến các sản phẩm mới cho các nhà bán lẻ và giảm giá sản phẩm tới 20 – 30%. Nếu chúng ta có thể đưa thủy sản vào vị thế tiêu dùng tốt hơn bằng cách giảm giá, thủy sản có thể cạnh tranh với các nguồn protein khác. Đây chính xác là lợi ích mà chúng ta cso thể mang lại – giảm mức thất thoát hiện lên tới 35% và qua đó giảm giá, kích cầu”.

Hơn nữa, ở cấp độ ngành, ông Pearson cho rằng các nỗ lực cực lớn cần tung ra để tiếp tục triển khai các chứng nhận và tiêu chuẩn bền vững, kết nối nguồn thủy sản bền vững với nỗ lực xóa bỏ lãng phí, cũng như các chỉ tiêu đánh giá các chuỗi cung ứng thủy sản. “Chúng ta nên đưa các khái niệm này lại gần nhau bởi đây là cách duy nhất chúng ta có thể thực sự tạo ra một tương lai hiệu quả. Chúng ta phải biết rằng thủy sản đến từ các nguồn bền vững và không chấp nhận việc lãng phí chúng”.

Theo Seafood Source
Admin

Hàng rào phi thuế quan đặt ra vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh, tuân thủ

Bài trước

2024 tiếp tục được dự báo là năm khó khăn cho ngành gỗ Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt