FAO dự báo thương mại thủy sản thế giới sẽ đạt mức cao kỷ lục trong năm 2017, chủ yếu nhờ phục hồi kinh tế tại các nước nhập khẩu lớn tại châu Âu, cũng như giá của các loại thủy sản được ưa chuộng, như cá hồi, duy trì ở mức cao.

FAO cho biết rằng giá trị thương mại thủy sản toàn cầu được dự báo đạt hơn 150 tỷ USD trong năm 2017, tương đương tăng khoảng 7% so với năm 2017, đưa năm 2017 trở thành năm giao dịch thủy sản toàn cầu đạt mốc cao kỷ lục, vượt năm 2014 được ghi nhận cao nhất từng có là 149 tỷ USD do nhu cầu cá hồi và tôm ở mức cao.

“Thương mại thủy sản quốc tế đang trải qua giai đoạn nhu cầu ổn định tại một loạt các thị trường nhập khẩu truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Tây Ban Nha”, theo nhận định của ông Sigbjorn Tveteraas, giáo sư kinh tế học công nghiệp tại Đại học Stavanger (Na Uy).

Thủy sản là hàng hóa thực phẩm được giao dịch lớn nhất, chủ yếu dựa vào tăng trưởng sản xuất nuôi trồng, vốn cũng là ngành sản xuất thực phẩm tăng trưởng nhanh nhất trong 20 năm qua. Thu nhập tăng tại các nước đang phát triển càng thổi bùng thêm tiêu dùng thịt và cá.

So với các hoạt động kinh doanh nông sản khác, như ngũ cốc, các nhà sản xuất thủy sản thu được lợi nhuận cao hơn. Các nhà sản xuất cá hồi, làm ví dụ, tạo ra tổng tỷ suất lợi nhuận cổ đông – cộng mức tăng giá cổ phần và cổ tức được chia – đã tăng từ 45 – 60% kể từ năm 2012, theo tính toán từ Tập đoàn tư vấn Boston (Boston Consulting Group – BCG).

BCG cũng lấy ví dụ về nhà sản xuất cá hồi Marine Harvest, đã tạo ra tổng tỷ suất lợi nhuận trung bình mà công ty tạo ra cho các cổ đông trong 5 năm qua tính đến năm 2016 là 47%, so với tỷ suất lợi nhuận trung bình của ngành sản xuất protein là 17% và 7% của toàn ngành nông nghiệp.

Mức tỷ suất lợi nhuận này đã thúc đẩy các công ty nông nghiệp lớn toàn cầu tăng cường đầu tư sản xuất thủy sản. Cargill, tập đoàn nông nghiệp hàng đầu của Mỹ, đã từng có kinh nghiệm ở mọi ngành sản xuất nông nghiệp, từ lúa mỳ cho tới chăn nuôi gia cầm, đã mua lại nhà cung cấp thức ăn thủy sản của Na Uy là Ewos với giá 1,35 tỷ USD hai năm trước, trong khi tập đoàn Mitsubishi của Nhật Bản đã trả 1,4 tỷ USD cho nhà sản xuất cá hồi Na Uy Cermaq.

Sản xuất thủy sản được dự báo tiếp tục tăng nhờ hoạt động nuôi trồng, theo FAO. Thị trường thủy sản nuôi toàn cầu được dự báo tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 4 – 5%/năm trong thập kỷ tới, vơi sản lượng thủy sản nuôi toàn cầu dự báo tăng 1/3 đến năm 2026. “Sản xuất nuôi trồng thủy sản toàn cầu được dự báo vượt 100 triệu tấn lần đầu tiên vào năm 2025 và đạt 102 triệu tấn vào năm 2026”, FAO dự báo.

Tuy nhiên, tăng trưởng thủy sản nuôi trồng được cho là sẽ mang lại nhiều thách thức cho ngành thủy sản do các vấn đề như dịch bệnh và vật hại. Trong ngành cá hồi, giá chạm mức cao kỷ lục vào năm 2016 do sự bùng phát dịch rận biển tại Na Uy và hiện tượng tảo nở hoa tại Chile, làm giảm mạnh nguồn cung cá hồi toàn cầu năm 2016. Giá cá hồi duy trì ở mức cao và các chuyên gia cảnh báo rằng càng tăng đầu tư vào các trại nuôi và công nghệ mới thì sẽ càng tốn kém cho ngành thủy sản nuôi.

Theo FIS
Admin

Rabobank: Thương mại thủy sản toàn cầu đối mặt nhiều thách thức sau khi bật tăng mạnh hậu COVID-19

Bài trước

Tác động của COVID-19 khiến sản lượng thủy sản nuôi trồng giảm lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt