Thịt

Tin vắn ngành protein động vật ngày 9/11

Masan đặt mục tiêu đứng đầu thị trường thịt mát. Indonesia, Trung Quốc tăng cường thương mại thủy sản. Nông dân chăn nuôi lợn tại Việt Nam được khuyến nghị chuyển sang các vật nuôi khác. Thị trường thịt lợn thế giới vẫn trong trạng thái chờ và quan sát.

Masan đặt mục tiêu đứng đầu thị trường thịt mát

Tập đoàn Masan đang vạch kế hoạch giành thị phần 2% trên thị trường thịt lợn tươi của Việt Nam trong năm 2020. Đến năm 2023, công ty có kế hoạch trở thành thương hiệu thịt mát hàng đầu Việt Nam. Các bước để đạt được mục tiêu này bao gồm tăng cường hậu cần kỹ thuật tại các trang trại chăn nuôi thương phẩm để củng cố sự ổn định và an toàn nguồn cung lợn nội bộ và mở rộng hợp tác trong phân phối các sản phẩm cao cấp với cả Vinmart và Coop Mart.

Indonesia, Trung Quốc tăng cường thương mại thủy sản

Indonesia và Trung Quốc đang tìm cách thúc đẩy thương mại thủy sản song phương sau cuộc họp giữa Bộ Thủy sản và các vấn đề biển và Đại sứ Trung Quốc tại Indonesia. Đại sứ Xiao Qian cho biết nhập khẩu thủy sản hàng năm của Trung Quốc là 4 triệu tấn và Indonesia chiếm thị phần 5%. “Indonesia có thể tối đa cơ hội xuất khẩu thủy sản xét tới nguồn thủy sản dồi dào”. Đồng thời, Bộ trưởng Edhy Prabowo của Indonesia hy vọng Trung Quốc có thể hỗ trợ về công nghệ để nước này tăng sản xuất và chế biến thủy sản.

Nông dân chăn nuôi lợn tại Việt Nam được khuyến nghị chuyển sang các vật nuôi khác

Cục Chăn nuôi đang khuyến nghị nông dân không tái đàn lợn mà chuyển sang các vật nuôi khác do khả năng tái lây nhiễm cao tại các trại chăn nuôi lợn khi không có trường hợp tái đàn thành công tại khu vực phát hiện dịch tả lợn. Hơn nữa, dịch tả lợn vẫn đang trên đà lây lan. “Ngành chăn nuôi lợn sẽ mất ít nhất 5 năm để khôi phục sản xuất tại các khu vực có dịch”, theo Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai Nguyễn Trí Công cho hay.

Thị trường thịt lợn thế giới vẫn trong trạng thái chờ và quan sát

Quy mô chăn nuôi lợn toàn cầu suy giảm 25% do dịch tả lợn nhưng các nhà chăn nuôi lợn vẫn đang “lạc quan một cách thận trọng về tiềm năng nhu cầu thịt lợn”, theo báo cáo quý 4 của Rabobank. Báo cáo nhấn mạnh sự hấp dẫn của triển vọng tăng mạnh xuất khẩu cho tới nay vẫn bị lấn át bởi những rủi ro. Sự nổi lên bất thường của các rủi ro như các chính sách thương mại bảo hộ và nhu cầu xuất khẩu không đều đặn làm nhụt động lực mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, Rabobank dự báo thâm hụt thịt lợn toàn cầu năm 2020 ở mức 5 – 10 triệu tấn, có thể tích lũy đủ động lực kinh tế để ngành chăn nuôi lợn toàn cầu tăng sản xuất trở lại.

Theo Asian Agribiz
Admin

Các công ty chăn nuôi lợn lớn của Trung Quốc lao đao vì thua lỗ, nợ nần chồng chất

Bài trước

Cơ quan thú y thế giới cảnh báo về vắc xin dịch tả lợn khi Việt Nam sẵn sàng xuất khẩu

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt