0

Tin tốt tới bất ngờ với 2 triệu hộ chăn nuôi sau 2 năm quay cuồng trong khó khăn: giá TACN bắt đầu giảm. “Giá cám giảm khoảng 400 đồng/kg”, theo ông Phan Văn Tuấn, chủ sở hữu một trang trại nuôi 5.000 con lợn tại huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La cho biết.

400 đồng/kg chỉ là một mức giảm nhẹ nhưng đủ để ông Tuấn và hàng triệu hộ chăn nuôi đủ cảm thấy vơi bớt gánh nặng. Từ cuối năm 2020, nông dân quay cuồng trong bão giá, khi giá cám tăng tới 17 lần lên mức cao kỷ lục và giá thịt lợn lại giảm mạnh, gây ra thua lỗ nặng nề. Trại nuôi của ông Tuấn gánh lỗ tới 3 tỷ đồng từ đầu năm đến nay. Nhưng giờ ông có lý do để tin rằng tình hình đang diễn biến tốt lên. Xu hướng giảm giá TACN sẽ giúp giảm chi phí sản xuất. Ông Tuấn ước tính rằng với mức giảm giá trên, ông có tiết kiệm hàng triệu đồng tiền cám hàng ngày. Trong khi đó, giá lợn hơi cũng bắt đầu hồi phục. “Nếu diễn biến này tiếp tục, tôi sẽ không còn phải bán lợn dưới chi phí sản xuất nữa”.

Ông Trần Văn Mạnh, chủ sở hữu một trang trại nuôi 30.000 gà đẻ trứng tại Hải Dương, cho biết ông được đại lý báo giảm giá TACN 200 đồng/kg. “Đây là lần đầu tiên kể từ cuối năm 2020 tôi được thông báo giá TACN giảm. Trước đó chỉ toàn thông báo giá tăng”, ông cho hay. Hiện giá trứng ở mức 1.600 đồng/kg. Ông Mạnh bán ra 30.000 trứng mỗi ngày, nghĩa là ông chịu lỗ khoảng 3 triệu đồng mỗi ngày. Tiết kiệm 600.000 đồng/ngày nhờ giá cám giảm là một khoản tiền lớn đối với ông.

Giá lợn hơi tăng vọt lên 60.000 đồng/kg. Giá gà tại thị trường miền Bắc tối đa 27.000 đồng/kg và dao động ở mức 20.000 đồng/kg tại Đồng Nai và Bình Phước tại khu vực miền Nam. Ông Nguyễn Kim Đoán, phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, xác nhận rằng giá thịt gà tăng trong 2 tuần vừa qua, trong khi giá lợn hơi liên tục tăng. Giá lợn hơi hiện ở mức 60.000 đồng/kg, mặc dù nông dân vẫn sẽ chịu lỗ nếu tỷ lệ thua lỗ của họ ở mức cao. Ông Đoán lạc quan về giá cám trong tương lai. Giá TACN đang hạ giá trên thị trường thế giới, trong khi chi phí vận chuyển tới Việt Nam cũng đang giảm xuống mức trước đại dịch. Giá cám dự báo tiếp tục giảm trong thời gian tới. Tuy nhiên, ông cho biết khó dự báo về giá thịt gà và giá lợn hơi.

8 triệu hộ chăn nuôi bị loại ra khỏi thị trường thịt lợn, thịt gia cầm

Việt Nam nằm trong nhóm các nước dẫn đầu thế giới nhưng ngành chăn nuôi Việt Nam đang dần bị các công ty nước ngoài thâu tóm. Khoảng 8 triệu hộ chăn nuôi đã bị loại ra khỏi thị trường này.

Ông Nguyễn Quốc Toản, giám đốc HTX Chăn nuôi Thành Đạt, đã chăn nuôi lợn trong 20 năm qua cho tới ngày ông quyết định phải tạm ngừng hoạt động do thua lỗ lớn. Trang trại của ông có tới 5.000 con lợn. Tuy nhiên, hiện ông chỉ còn vài chục con lợn nái. Trang trại đã ngừng hoạt động từ thagns 1/2023. HTX có 9 thành viên này từng có quy mô chăn nuôi tới 10.000 con. Tuy nhiên, hoạt động chăn nuôi bị gián đoạn kể từ năm 2022. Giá TACN tăng phi mã trong khi giá lợn biến động mạnh, gây ra thua lỗ lớn. Một số thành viên HTX bỏ chăn nuôi tới 6 tháng. “Do chúng tôi phải gánh chịu thua lỗ lớn nên không muốn tiếp tục chăn nuôi. Và nhiều dịch bệnh trong những năm gần đây cũng là một mối đe dọa”, ông cho hay. 2 ngày trước, giá thịt lợn tăng nhẹ, ông mua 1.000 lợn giống và hoạt động chăn nuôi trở lại. Lứa lợn này sẽ chỉ được tiêu thụ sau 5 tháng và ông không chắc có thể hoạt động có lời hay hông. Do đó ông không dám mở rộng chăn nuôi.

Theo báo cáo từ Bộ NNPTNT, Việt Nam có quy mô chăn nuôi gia cầm lớn nhất thế giới. Trong giai đoạn 2018-2022, quy mô chăn nuôi gia cầm tăng vọt từ 435,9 triệu còn lên 557,3 triệu con. Phần lớn là gà nuôi lấy thịt, chiếm 81% tổng quy mô chăn nuôi gia cầm. Trong quý 1/2023, quy mô chăn nuôi gia cầm là 551,4 triệu con, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2022; sản lượng thịt gia cầm đạt 563.200 tấn, tăng 4,2% trong cùng kỳ so sánh. Sản lượng trứng đạt 4,7 tỷ quả, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Về chăn nuôi lợn, tính tới cuối tháng 3/2023, Việt Nam có 24,66 triệu con lợn, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2022. Sản lượng lợn hơi đạt 1,192 triệu tấn, tăng 7,5% trong cùng kỳ so sánh. Việt Nam nằm trong top các nước châu Á về quy mô chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, nông dân chăn nuôi nhỏ đang rời bỏ ngành do không thể hoạt động sinh lời đủ để nối lại sản xuất. Các hộ chăn nuôi nhỏ cho biết họ đã kiệt sức sau nhiều năm gặp khó khăn. Các nhà phân tích cho biết các doanh nghiệp chăn nuôi trong nước yếu thế so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nông dân chăn nuôi nhỏ bị loại ra khỏi thị trường.

Một báo cáo cho biết trong năm 2022, các doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm 10% thị phần thị trường gà lông trắng, trong khi 90% nằm trong tay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIEs). Đối với chăn nuôi gà long màu, FIEs chiếm 55% thị phần và cá doanh nghiệp trong nước chiếm 45% thị phần trong năm 2022, con số này lần lượt là 40% và 60% trong năm 2021. Một báo cáo từ công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) về ngành chăn nuôi lợn năm 2023 cho biết thống kê về nguồn cung thịt lợn cho thấy các doanh nghiệp nội địa chiếm thị phần 19%, hộ chăn nuôi chiếm 38% và FIEs chiếm 43%.

Ông Nguyễn Trí Công, chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho biết trong một thời gian dài, FIEs chỉ chiếm 30% tổng quy mô chăn nuôi lợn; 70% còn lại nằm trong tay các hộ chăn nuôi lẻ và doanh nghiệp Việt Nam. Vào thời điểm đó, hộ chăn nuôi quyết định giá bán. Nhưng tình hình hiện nay đã rất khác. “10 năm trước, chúng tôi có 10 triệu hô chăn nuôi. 3 năm trước, con số này là 4 triệu hộ và hiện chỉ còn chưa tới 2 triệu hộ”, ông cho hay. “Nghĩa là 8 triệu hộ chăn nuôi đã rời bỏ thị trường trong 10 năm”.

Thị trường nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài

Do cung vượt cầu và chi phí sản xuất tăng, cả doanh nghiệp trong nước và hộ chăn nuôi nhỏ, lẫn doanh nghiệp nước ngoài, đều đang gánh chịu thua lỗ. Tuy nhiên, ông Công tin rằng FIEs có chuỗi sản xuất và năng lực tài chính mạnh, sẽ nhanh chóng phục hồi, trong khi nông dân chăn nuôi nhỏ không thể chịu đựng tình trạng này quá dài và họ sẽ phải bỏ cuộc chơi. Hộ chăn nuôi cần được khuyến khích bởi nhóm sản xuất này tạo công ăn việc làm cho người lao động đã quá độ tuổi làm việc tại các nhà máy và tạo công việc trong thời gian nông nhàn cho nông dân. Tuy nhiên, chăn nuôi hộ gia đình đang thu hẹp. Nhiều nông dân phải ngừng hoạt động và một bộ phận chuyển sang các hoạt động kinh doanh khác; một số lựa chọn chăn nuôi gia cầm gia công cho các doanh nghiệp FIEs. “Các hộ chăn nuôi gia công phải đáp ứng các yêu cầu rát khắt khe từ các FIEs. Phần lớn các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không thể đáp ứng các tiêu chuẩn này”, ông cho hay và cảnh báo thêm rằng một khi FIEs nắm giữ thị phần lớn thì sẽ là nhóm quyết định giá thị trường.

Quản lý của một công ty chăn nuôi trong nước có quy mô 300.000 con lợn cho biết sự hiện diện của FIEs tại Việt Nam giúp các doanh nghiệp Việt Nam cải thiện về quản lý và tổ chức sản xuất quy mô lớn. Thay vì quy mô hàng trăm, hiện Việt Nam có nhiều trại nuôi quy mô hàng nghìn và vài ngàn con lợn. FIEs thuê nhiều trại nuôi và nhân công để chăn nuôi gia công cho họ, và phần lớn các sản phẩm này được tiêu thụ trên thị trường nội địa thay vì xuất khẩu. Lấy nguồn cung từ nông dân Việt Nam giúp họ tiết kiệm tiền và mở rộng quy mô sản xuất.

Theo VNS

Admin

Nông dân chăn nuôi lợn kêu gọi chính phủ giúp đỡ để hạn chế buôn lậu lợn

Bài trước

Hộ chăn nuôi thua lỗ vì giá thịt giảm dù Tết cận kề

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt