0

Ngành cà phê Việt Nam cần giải quyết nhiều thách thức để đạt mục tiêu phát triển bền vững cũng như hướng tới giá trị xuất khẩu 6 tỷ USD tới năm 2030.

Theo ông Đỗ Hà Nam, phó chủ tịch Hiệp hội cà phê và cacao Việt Nam (Vicofa), đồng thời là chủ tịch tập đoàn Intimex, sản lượng cà phê dự báo giảm 10 – 15% xuống còn 1,47 triệu tấn. Diện tích trồng cà phê có xu hướng giảm do nông dân chuyển sang các cây trồng khác, có hiệu quả kinh tế cao hơn như sầu riêng và bơ hoặc xen canh trong vườn. Lượng xuất khẩu cà phê niên vụ 2022-2023 cũng dự báo giảm mạnh so với niên vụ trước do tồn kho từ niên vụ 2021 – 2022 còn rất ít. Tỷ giá giữa VNĐ và USD đang biến động mạnh, có thể kéo theo rủi ro, tác động lên giá chào bán xuất khẩu. Ngành cà phê phải cơ giới hóa khâu thu hoạch do thiếu lao động, đặc biệt là lao động trẻ - những người không muốn làm việc tại các vùng sản xuất nguyên liệu.

Tuy nhiên, cà phê Việt Nam hiện có lợi thế cạnh tranh với cà phê Brazil – đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam trên thị trường toàn cầu, theo ông Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh EU tiếp tục triển khai các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về sử dụng Glyphosate, một loại thuốc diệt cỏ, cà phê Việt Nam được đánh giá là đáp ứng tốt các tiêu chuẩn này. Đây là lợi thế cạnh tranh chính so với cà phê Robusta Brazil. Ngoài ra, cước vận chuyển sang châu Âu và Mỹ đã giảm mạnh so với niên vụ 2020/21. Đây cũng là một yếu tố thuận lợi cho Việt Nam trong xuất khẩu cà phê năm 2023.

Để tiếp tục phát triển bền vững ngành cà phê trong tương lai, Bộ NNPTNT sẽ tập trung rà soát quy mô phát triển cà phê. Bộ sẽ thúc đẩy nghiên cứu các giống cà phê chất lượng cao, năng suất cao và triển khai các gõi hỗ trợ kỹ thuật để canh tác cà phê chất lượng cao. Bộ cũng sẽ thúc đẩy sản xuất an toàn để giảm phát thải carbon, tổ chức các chuỗi sản xuất, và cải thiện năng lực chế biến, đào tạo nguồn nhân lực. Đồng thời, Bộ cũng sẽ thúc đẩy kêu gọi đầu tư trong ngành chế biến cà phê, xúc tiến văn hóa và thương hiệu cà phê Việt Nam; và củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống như EU, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, bên cạnh đó phát triển các thị trường tiềm năng trong ASEAN và Trung Quốc. Bộ sẽ đẩy nhanh các cuộc đàm phán, xây dựng hệ thống bán lẻ cho cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường toàn cầu.

Trong khi đó, tiêu dùng cà phê nội địa dự báo tăng 5 – 10% trong những năm tới. Do đó, nhiều nhà máy chế biến cà phê hòa tan đã được xây dựng hoặc mở rộng hàng năm để tăng công suất như Marubeni, Louis Dreyfus và Instanta, tập đoàn Intimex và Olympic. Các công ty đã liên tục xúc tiến phát triển các chuỗi cửa hàng cà phê. Quán cà phê mở lại hoặc mới mở kỳ vọng phát triển nhanh chóng hoặc khôi phục vận hành như trước đại dịch.

Ông Phùng Đức Tiến, thứ trưởng Bộ NNPTNT, cho biết sản xuất cà phê của Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức, bao gồm tăng trưởng cao nhưng không phát triển bền vững. Các hình thức hơp tác từ sản xuất tới thu mua, chế biến và tiêu dùng các sản phẩm vẫn chưa liên kết chặt chẽ. Ngành cà phê vẫn còn nhiều rủi ro tiềm năng từ những thay đổi trong điều kiện khí hậu tới các thị trường tiêu thụ.

Để hỗ trợ ngành cà phê phát triển bền vững, ông Nam cho rằng nhà nước nên đảm bảo giải ngân vốn ngân hàng cho sản xuất, chế biến và xuất khẩu. Ngoài ra, tái canh vẫn chưa đồng bộ, chỉ ở một số khu vực có lợi thế trồng cà phê như Lâm Đồng và Đăk Nông, nên cần thúc đẩy tái canh cà phê tại các địa phương khác có thể trồng cây cà phê, ông Nam khuyến nghị. Đồng thời, cần xúc tiến triển khai các chương trình cà phê chất lượng cao và cà phê bền vững.

Bên cạnh ổn định vùng trồng cà phê hiện nay, cũng cần phát triển diện tích trồng cà phê Arabica tại các khu vực có đủ điều kiện, chủ yếu tập trung tại Tây Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung bộ của Việt Nam, góp phần tăng sản lượng xuất khẩu và các sản phẩm cà phê chất lượng cao trong tương lai. Ông Trần Vĩnh đến từ Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho rằng cà phê Arabica chỉ chiếm một phần nhỏ diện tích trong tổng diện tích trồng cà phê của Việt Nam, đạt mức khoảng 50.000ha, tương đương khoảng 8% tổng diện tích trồng cà phê. Loại cà phê tập trung tại một số vùng của các tỉnh như Lâm Đồng, Kon Tum, Sơn La, Điện Biên và Quảng Trị.

Các sản phẩm cà phê Arabica của Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn trong cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại tại các nước khác do thực hành canh tác không bền vững, và sản lượng chế biến thấp.

Theo dự án tái canh cà phê giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ NNPTNT, diện tích tái canh của Việt Nam trong tổng diện tích khoảng 107.000ha, bao gồm cà phê Arabica và Robusta. Trong đó, diện tích tái canh cà phê Arabica khoảng 20.000ha tại vùng Tây Bắc và Bắc Tây Nguyên. Hiện các sản phẩm cà phê đặc sản và cà phê chất lượng cao vẫn chưa phát triển mạnh mẽ, theo ông Vĩnh. Tuy nhiên, giá bán các sản phẩm này rất cao, ngành cà phê cần tăng tỷ lệ các sản phẩm cà phê chế biến lên khoảng 15 – 20% tổng sản lượng cà phê Arabica của Việt Nam. Tại các khu vực có công suất cao như diện tích trồng cà phê Arabica tại tỉnh Lâm Đồng, những người trồng cà phê cần canh tác đúng quy trình và tham gia các tổ chức chứng nhận để sản xuất được cà phê Arabica chất lượng cao, tạo ra các sản phẩm cà phê đặc sản gắn với các thương hiệu trong vùng. Lâm Đồng đã có những vùng sản xuất cà phê Arabica nổi tiếng như Cầu Đất và Lạc Dương với các thương hiệu được công nhận như “Cà phê Arabica Langbiang”, và “Cà phê Cầu Đất – Đà Lạt”.

Theo Hiệp hội Cà phê và Cacao Việt Nam, xuất khẩu cà phê năm 2022 của Việt Nam đạt 1,7 triệu tấn, trị giá 3,9 tỷ USD.

Theo VNS

Admin

Ngành cà phê đối mặt với nhiều khó khăn phía trước

Bài trước

2020: Nông dân trồng cà phê mất mùa, mất giá

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cà phê/Ca cao