0

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) Nguyễn Thị Hồng đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại tại ĐBSCL hỗ trợ nông dân và thương lái vượt qua khó khăn giữa bối cảnh đại dịch COVID-19 hiện nay.

Đợt bùng phát dịch bệnh mới nhất đã tác động tiêu cực tới chuỗi cung ứng lúa gạo, từ sản xuất và phân phối tới tiêu dùng và xuất khẩu, đặc biệt tại khu vực ĐBSCL. Theo văn bản số 5747/NHNN-TD ban hành hồi đầu tuần trước, các ngân hàng thương mại phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng nhu cầu vốn và mở rộng hạn mức tín dụng cho các thương nhân ngành gạo để họ có đủ vốn cho thu mua thêm lúa gạo, đồng thời tăng số cơ sở bảo quản, kho bãi và chế biến. Các ngân hàng cũng cần tăng cường cải cách và đơn giản hóa thủ tục nội bộ để rút ngắn thời gian phê duyệt khoản vay bên cạnh đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng phù hợp và hợp tác chặt chẽ với các thương nhân, doanh nghiệp ngành gạo nhằm có giải pháp hiệu quả, vượt qua khó khăn hiện nay.

Tuy nhiên, SBV nhấn mạnh rằng hoạt động cho vay vẫn phải đáp ứng các quy tắc tín dụng hiện hành của chính phủ nhằm đảm bảo quản lý dòng tiền và khắc phục nợ. Cần tiếp tục thúc đẩy triển khai các chính sách tín dụng cho phát triển nông nghiệp và nông thôn; trong đó tập trung vào cho vay các mô hình theo chuỗi, từ sản xuất lúa tới thu mua, chế biến, bảo quản và tiêu dùng, theo SBV chỉ đạo.

Các ngân hàng cần tiếp tục triển khai các giải pháp như cấu trúc lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm lãi, phí các khoản vay, để tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng đang chịu tác động của COVID-19, bao gồm các nhà sản xuất và thương nhân ngành lúa gạo, hỗ trợ họ phục hồi sản xuất và kinh doanh. Họ phải theo dõi sát sao các biến động trên thị trường gạo và cho vay để thu mua tạm trữ lúa gạo trong khu vực nhằm báo cáo nhanh và đề xuất các giải pháp lên UBND các tỉnh thành phố trong quá trình triển khai.

Theo ông Đỗ Hoài Nam, chủ tịch kiêm tổng giám đốc tập đoàn Intimex, diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 gây ra nhiều khó khăn cho thương mại gạo. Thương lái gặp nhiều khó khăn trong thu mua lúa do các biện pháp giãn cách xã hội, đặc biệt là ở khâu bốc dỡ hàng, gây ra nhiều vấn đề cho các công ty xuất khẩu. Ông Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của kiểm soát nhanh đại dịch COVID-19 cũng như tăng tốc độ tiêm vắc xin cho người lao động trong các công ty sản xuât và chế biến thực phẩm.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam cũng cho rằng do các quy định ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch, các công ty trong nước gặp nhiều khó khăn trong thu mua, chế biến và xuất khẩu gạo. Trong khi đó, cơ hội lớn cho Việt Nam tăng xuất khẩu hiện rõ rệt do nhu cầu thế giới tăng và nguồn cung giảm, đặc biệt là từ các nước xuất khẩu lớn như Ấn Độ và Thái Lan.

Chuỗi cung ứng gạo đối mặt rủi ro gián đoạn

Bộ NNPTNT  cho biết hơn 1,5 triệu ha lúa tại ĐBSCL với 8 triệu tấn lúa đã sẵn sàng thu hoạch, nhưng không có thương lái thu mua lúa. Nông dân tại các tỉnh miền Nam không thể bán lúa trong khi người tiêu dùng đang chật vật để mua thực phẩm, một nghịch lý đau lòng do các lệnh hạn chế di chuyển nhằm kìm hãm COVID-19 và đóng cửa cả chợ bán buôn, bán lẻ gây ra. Mối đe dọa gián đoạn nguồn cung khiến giá lúa giảm 10 – 25% so với 1 tháng trước, tương đương 500 – 800 đồng/kg.

Tuy nhiên, nông dân vẫn không thể bán được lúa. Ông Trần Văn Nam tại thành phố Cần Thơ mới thu hoạch được khoảng 20 tấn lúa chất lượng cao. 2 tháng trước khi thu hoạch, một thương lái đến và đã đặt cọc trước 9 triệu đồng cho ruộng lúa nhà ông và đồng ý mua với giá 6.000 đồng/kg nhưng kể từ khi giãn cách xã hội bắt đầu và hoạt động vận chuyển trở nên hết sức khó khăn, thương lái trên đã bỏ cọc và giá bắt đầu giảm không phanh.

Ông Nguyễn Văn Kiên, một thương lái lúa lớn tại Cần Thơ, cho biết nhiều thương lái đã lựa chọn bỏ cọc tay vì thu mua lúa ở mức giá đã cam kết bởi điều đó chỉ khiến họ thua lỗ thêm. “Trong những năm trước, vào vụ hè thu, tôi thường thu mua 50.000 – 60.000 tấn lúa từ nông dân tại Hậu Giang, An Giang, BạcLiêu, và Kiên Giang, nhưng năm nay, tôi chỉ có thể mua được 5.000 tấn lúa bởi không thể vận chuyển tới các thị trường lớn như thành phố Hồ Chí Minh”. Ông có 100 nhân viên thu mua lúa trên khắp ĐBSCL và tất cả đều phải có chứng nhận âm tính COVID-19 với giá trị hiệu lực chỉ trong 3 ngày, trong khi hoạt động thu mua kéo dài tới 1 – 2 tuần, ông cho biết.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết từ khi giãn cách xã hội bắt đầu, một nửa trong số 120 doanh nghiệp tại ĐBSCL đã tạm ngừng hoạt động và số còn lại phải giảm công suất tới 50%. Để giải quyết vấn đề, Hiệp hội Lương thực Việt Nam kêu gọi Bộ Công thương và các bộ ban ngành liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho thương lái đi thu mua và phân phối lúa bằng cách ưu tiên cho các phương tiện vận chuyển lúa gạo và tiêm vắc xin cho công nhân làm việc trong các chuỗi cung ứng lúa gạo và thực phẩm.

Theo VNS

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc