0

Kho lạnh có thể sớm trở thành ngôi sao của lĩnh vực logistics, theo hãng nghiên cứu thị trường tài sản Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam cho biết.

Trong hội thảo tổ chức vào tuần trước thảo luận các xu hướng trong lĩnh vực logistics, các nhà đầu tư đã trang bị phần nào vào các cơ sở kho lạnh sau khi doanh thu hàng tạp hóa qua kênh trực tuyến tăng vọt trong suốt thời đại dịch, làm nảy sinh nhu cầu có thêm các kho bảo quản lạnh gần người mua hơn. “Tăng vọt nhu cầu đối với logistics trong ngắn hạn gắn trực tiếp với tác động lập tức của đại dịch, phần nào liên quan đến sự tăng mạnh chi tiêu hàng tạp hóa và sự cần thiết của việc hỗ trợ các dịch vụ y tế như phân phối vắc xin”.

Do tất cả các loại vắc xin hàng đầu đều cần bảo quản ở nhiệt độ thấp, nhu cầu kho lạnh cho các loại vắc xin COVID-19 mới có thể sẽ là yếu tố lớn tiếp theo trong chuỗi cung ứng và ngành logistics.

Một xu hướng khác trong lĩnh vực này là tự động hóa. Bà Bùi Trang, trưởng đại diện , JLL Vietnam, cho biết: “Đại dịch COVID-19 đang đẩy nhanh tự động hóa trong ngành logistics và sẽ trở thành một xu hướng chính trong thời gian tới. “Những bên thuê đang nâng cấp cơ sở hạ tầng lạc hậu – thường là các cơ sở nhỏ, cá thể - thành các cơ sở mới hơn, tại các vị trí đắc địa hơn. Đồng thời, tốc độ hợp nhất các hoạt động vận hành logistics theo hướng hiện đại hơn đang cải thiện tính hiệu quả và giảm chi phí logistics nói chung cho người thuê. Tăng trưởng trong các ngành khác cũng sẽ hỗ trợ việc mở rộng thị trường logistics bên thứ ba, bao gồm tăng trưởng trong các lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, chăm sóc sức khỏe, dược phẩm, thiết bị văn phòng và công nghệ”.

Đô thị hóa nhanh và tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo là các động lực tăng trưởng lớn nhất. Các yếu tố nhân khẩu học thúc đẩy nhu cầu bất động sản thương mại và đây là một yếu tố lớn trong nhu cầu tại Việt Nam nói riêng và châu Á Thái Bình Dương nói chung. Khoảng 35% dân số Việt Nam hiện sống tại khu vực thành thị, tăng từ tỷ trọng 29% chỉ khoảng 1 thập kỷ trước. Khi thị trường chín muồi, mức độ không gian logistics cần để phục vụ quy mô dân số Việt Nam có thể tăng, dẫn tới tăng nhu cầu đối với không gian cho logistics.

Thương mại điện tử cũng có thể thúc đẩy nhu cầu bất động sản logistics. Thông thường, các doanh nghiệp thương mại điện tử sử dụng không gian logistics nhiều hơn các nhà bán lẻ truyền thống do đa dạng sản phẩm, mức độ tồn kho lớn hơn, nhu cầu giao hàng ngoài rộng hơn, và phương thức logistics đảo ngược. Trong những năm gần đây, chuỗi cung ứng đang ngày càng bị chi phối mạnh hơn bởi người tiêu dùng. Tốc độ giao hàng luôn là một yếu tố lớn trong quyết định mua hàng, với các nhà bán lẻ trực tuyến cho phép khách hàng nhận hàng trong ngày. Để giữ lợi thế, các nhà bán lẻ và các nhà cung cấp dịch vụ logistics cần phải phản ứng nhanh để thay đổi theo nhu cầu của người tiêu dùng.

Để đạt các mục tiêu tăng trưởng, ngành logistics Việt Nam sẽ phải vượt qua nhiều thách thức dai dẳng. Để Việt Nam bước vào giai đoạn tiếp theo của chu kỳ công nghiệp / logistics, trở nên cạnh tranh hơn và nằm trong nhóm tiên phong của khu vực, điều quan trọng là tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cả đường cao tốc và các mạng lưới điện năng, và năng lượng tái tạo. Ngoài ra, quy trình thương mại xuyên biên giới của Việt Nam cần cải thiện mạnh mẽ cả về thời gian và chi phí.

Theo Báo cáo Logistics Việt Nam 2020 do Bộ Công thương ban hành, ngành logistics bị tác động nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19. Mặc dù các chính phủ rất nỗ lực để duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa và đặt ưu tiên cho lưu thông hàng hóa thiết yếu, các biện pháp kiểm soát dịch bệnh như giãn cách xã hội và làm việc tại nhà, có những thời gian phần lớn các thị trường thương mại bị ngưng trệ.

Theo VNS

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư