0

Tăng trưởng thị trường hàng hóa tiêu dùng nhanh (FCMG) của Việt Nam quay trở lại mức trước COVID-19 trong ngắn hạn. Giữa bối cảnh đại dịch COVID-19, ngành thực phẩm đóng gói đang dẫn đầu tăng trưởng thị trường FCMG, với mức tăng 26% trong 3 quý vừa qua và ước tính tăng trưởng 16% trong giai đoạn hậu COVID-19, hứa hẹn những cơ hội rất lớn để tận dụng các dịp tụ tập tại nhà, theo báo cáo mới nhất từ Kantar Worldpanel Division.

Nguồn: Worldpanel Division, tháng 10/2020

Dựa trên dữ liệu của Worldpanel, trong ngành thực phẩm đóng gói, các sản phẩm ăn vặt vãn duy trì tăng trưởng hai con số về cả giá trị và lượng trong 9 tháng đầu năm 2020, tại cả khu vực thành thị và nông thôn. Trong số các nhóm hàng hóa, nhóm chăm sóc cá nhân ghi nhận tăng trưởng 13% trong giai đoạn trên. Thị trường đồ uống phục hồi với mức tăng trưởng 8% trong giai đoạn hậu COVID-19 tại 4 thành phố (bao gồm Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, và thành phố Hồ Chí Minh), trong khi đang gặp khó khăn trong phục hồi tại khu vực nông thôn trong giai đoạn hậu phong tỏa.

Nguồn: Worldpanel Division, tháng 10/2020

Trong ngắn hạn, tác động của làn sóng COVID-19 thứ hai, khởi phát từ miền Trung vào cuối tháng 7, không lớn. Tăng trưởng thị trường đang dần trở lại mức trước COVID-19, báo cáo nhấn mạnh và tình trạng trì trệ tiếp diễn trong quý 4/2020 do người tiêu dùng có thể trì hoãn giao dịch, đặc biệt là tại khu vực miền Trung, khi chi tiêu của người tiêu dùng liên tục bị tác động bởi lũ lụt và bão lớn.

Nguồn: Worldpanel Division, tháng 10/2020

Đáng chú ý, Kantar cho thấy tốc độ tăng trưởng ngành bán lẻ giảm nhiệt trên khắp tất cả các kênh. Với tăng trưởng giá trị 65%, kênh trực tuyến tiếp tục tăng thị phần và là kênh bsan lẻ tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn giãn cách xã hội. Tiếp theo là các cửa hàng thuốc (53%), dược phẩm (33%), siêu thị mini (22%), siêu thị và đại siêu thị (15%), cửa hàng tiện lợi (14%) và chợ truyền thống (14%).

Nguồn: Worldpanel Division, tháng 10/2020

Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng do đại dịch toàn cầu, mong muốn sống lành mạnh, bền vững có thể tác động tới các hành vi tiêu dùng của người Việt hậu COVID-19. Khoảng 57% người mua sắm Việt Nam được khảo sát cho biết họ ngừng mua một số sản phẩm/dịch vụ do tác động lên môi trường hoặc xã hội. Trong khi đó, số liệu tương tự trên phạm vi toàn cầu là 41%.

Theo Hanoitimes

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc