0

Đợt truy quét các lô hàng từ 3 nhà xuất khẩu tôm Ecuador sau khi các xét nghiệm dương tính virus corona phát hiện trên bao bì và trong container vận huyển, đang gây sóng gió cho ngành tôm. Sự việc này cũng làm bùng phát nỗi sợ thủy sản nhập khẩu, dẫn tới kiểm tra bắt buộc và tắc nghẽn tại các cảng của Trung Quốc, kéo theo giá và xuất khẩu tôm Ecuador tuột dốc. Nhưng cuộc chiến quyết liệt của Trung Quốc đối với ngành tôm có phải là phản ứng quá đà? Liệu bao bì ngoài đóng gói thực phẩm có thực sự mang theo loại virus chết người này đủ để lây lan dịch bệnh, sau một hành trình xuyên đại dương trong một container vận chuyển đôgn lạnh? Hoặc liệu không có rủi ro bùng phát dịch mới tai một nước không có dịch từ một bao bì có phát hiện virus?

Để hiểu về cơ sở khoa học cho các hành động của Trung Quốc, Undercurrent News đã phỏng vấn European Food Safety Authority (EFSA), the US Food and Drug Administration (FDA), the UK's Food Standards Agency (FSA), các thể chế ngành thủy sản, ngành y tế cũng như những biên dịch chuyên nghiệp.

Đầu tiên, có chính xác là Trung Quốc đưa tin về “thử nghiệm dương tính virus corona” ở bao bì ngoài của sản phẩm tôm Ecuador nhập khẩu?

Reuters, Bloomberg, China Daily và Xinhua đồng loạt đưa tin “các mẫu thử lấy từ bao bì bên ngoài của sản phẩm tôm dương tính với virus corona”; trong khi Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GAAC) lần đầu tiên công bố các kết luận tương tự vào ngày 10/7. Nhưng liệu thông báo của GAAC có bị sai lệch trong dịch thuật, xét tới nội dung tiếng Trung thì các báo cáo tiếp theo về các đợt kiểm tra dương tính là do các chính quyền địa phương? Một nhà dịch thuật chuyên nghiệp nhận ra truỳen thông đã dịch sai, mặc dù một cơ quan dịch thuật khác có quan điểm trái ngược.

Bi Kexin, lãnh đạo Cụ An toàn Thực phẩm Xuất nhập khẩu thuộc GAAC, cho biết các mẫu thử dương tính là đối với “RNA virus corona”, theo Phylls Ang, một nhà dịch thuật tại Thụy Sĩ. Trong thông cáo báo chí ngày 10/7 của GAAC, các mẫu dương tính đều là cho “RNA virus corona”, dựa trên bản dịch của Ang. RNA, hay ribonucleic acid, là các chuỗi DNA từ virus, không phải là virus corona trọn vẹn, còn sống.

Một bản dịch từ cùng nguyên văn của TransPerfect, hãng dịch thuật lớn nhất thế giới, không đồng ý với Ang nhưng cũng cho rằng phiên bản của giới truyền thông cũng không chính xác. Đó là do các kiểm tra RNA, hay kiểm tra phản ứng chuỗi polymerase, gần như luôn luôn được sử dụng để phát hiện virus corona. Khi một phòng thí nghiệm phát hiện RNA virus corona được lấy từ một bệnh nhân, bệnh nhân đó được xác nhận dương tính với virus corona.

Bản dịch của TransPerfect cho biết Bi cho rằng Trung Quốc công bố thông tin về dương tính RNA đối với virus corona nhưng bởi RNA không phải là một từ ngữ ài chính quen thuộc nên thường không được quan tâm. “Phát hiện dương tính với các kiểm tra RNA”, “dương tính RNA đối với virus corona” đều chính xác, nhưng “dương tính với kiểm tra virus corona” là đơn giản và súc tíchnhất”, theo TransPerfect.

Vậy Trung Quốc có hay không phát hiện virus corona sống?

Điều này vẫn chưa rõ ràng. Như đề cập ở trên, khi xét nghiệm virus corona trên bề mặt, các nhà chức trách sử dụng xét nghiệm PCR để phát hiện RNA còn sót lại do có sự hiện diện của virus corona.

Theo British National Health Service (NHS), khi một mẫu thử được đưa tới phòng thí nghiệm, một chất phản ứng được bổ sung. Nếu virus hiện diện, nó sẽ kích hoạt một chuỗi phản ứng, sinh ra hàng tỷ bản sao chép vật liệu di truyền, đủ để các nhà khoa học phát hiển ra. Tuy nhiên, xét nghiệm PCR không thể dễ dàng xác quyết liệu virus đó còn “sống” – có khả năng nhân bản và phát triển trong 1 tế bào, và do đó, là có lây nhiễm hay không. Do đó, kết quả dương tính có thể chỉ xác quyết được phát hiện RNA sót lại của 1 virus đã bị thoái triển từ lâu; chỉ một số ít phòng thí nghiệm tại các viện nghiên cứu với các biện pháp bảo vệ nguy hiểm sinh học phù hợp, mới có thể xác quyết.

Dù vậy, các phát hiện này cũng cung cấp thông tin có giá trị cho các nhà chức trách y tế về cách virus lây lan và cách chúng có thể xâm nhập vào một không gian mới. Hơn nữa, các nhà khoa học có thể phân tích RNA dương tính tại nhiều địa điểm khác nhau để trong trường hợp nó biển đổi, họ có thể theo dấu các mẫu xét nghiệm cụ thể để tìm ra điểm xuất phát của nó.

Đến nay, các nhà chức trách Trung Quốc chưa tuyên bố các mẫu thử dương tính có sống hay không.

Nhưng các nhà chức trách Trung Quốc cho biết mẫu dương tính này không có khả năng lây lan, thì có đồng nghĩa với kết luận nào?

Đây là một điểm khác của luận điểm. Jose Campasano, chủ tịch Camara Nacional de Acuacultura (CNA), có quan điểm rất cứng rắn trong cuộc họp báo mơi snhất, cho rằng các mẫu thử không có khả năng lây nhiễm. Ông cho biết Ecuador đang mở rộng các phương thức an toàn “mặc dù RNA phát hiện theo xét nghiệm PCR ở bao bì bên ngoài và vách container không gây lây nhiễm”. Ang thừa nhận rằng việc diễn giải của Bi có phần nào mơ hồ.

Mặc dù bản dịch thông cáo báo chí của Undercurrent News mà Ang cho là chính xác, Bi cho rằng: “Các chuyên gia cho rằng phát hiện dương tính không có nghĩa là mẫu virus ở dạng có thể lây nhiễm. Đọc toàn bộ thông cáo báo chí, có vẻ như Bi đã nói rằng các kết quả dương tính trong trường hợp cụ thể này không có nghĩa là các mẫu thử gây lây nhiễm hay dẫn truyền loại virus này”, Ang cho hay. “Tuy nhiên, trong khi ông nói khả năng này rất thấp, nhưng cũng không loại trừ hoàn toàn khả năng. Đó có thể là lý do vì sao các phát biểu mơ hồ được đưa ra. Theo quan điểm của tôi, đây là một cách ngoại giao thông minh trong diễn đạt để sau đó có thể vẫn khẳng định loại virus này có thể được dẫn truyền thôn qua thực phẩm”.

Nhưng đây đều là lý thuyết do không có bằng chứng virus corona có thể lây lan qua thực phẩm phải không?

Chính xác. Các tổ chức y tế và an toàn thực phẩm thế giới đều đồng thuận răng fkhông có bằng chứng liên quan đến thực phẩm về truyền nhiễm COVID-19 hoạc cho cả tiền nhân của nó là SARS.

Theo một phản hồi trực tiếp từ EFSA cho Undercurrent News, “cho tới nay, chúng tôi không thể dẫn bất cứ nguồn dữ liệu nào (thực nghiệm hay khác) cho thấy thực phẩm hay bao bì thực phẩm là rủi ro chính dẫn tới nhiễm bệnh. Bằng chứng cho thấy virus truyền nhiễm thông qua những giọt hô hấp nhỏ như khi hắt hơi, ho hay khi mọi người tiếp xúc gần gũi”.

Trong báo cáo đánh giá tự triển khai, FSA của Anh liệt kê thủy sản vào danh sách nhiễm virus corona là “gần như không có” – rủi ro quá thấp để đáng chú ý đến. Tuy nhiên, FSA thận trọng cho rằng rủi ro truyền nhiễm virus corona qua lây nhiễm chéo từ cả thực phẩm nội địa và nhập khẩu cao hơn. Mặc dù khả năng trong một số bước truyền nhiễm chéo giữa các sản phẩm thực phẩm được coi là không đáng kể do lưu lượng thực phẩm cao và các nguyên vật liệu tiếp xúc với thực phẩm và bao bì thực phẩm trong cả phạm vi nội địa và quốc tế nhưng tổ chức này vẫn nâng một bậc rủi ro này lên mức rất thấp”.

Về phần mình, GAAC của Trung Quốc cũng nhấn mạnh về việc thiếu bằng chứng thực nghiệm về truyền nhiễm virus corona liên quan đến thực phẩm, dẫn nghiên cứu của WHO, EFSA, và cơ quan của Đức là Federal Institute for Risk Assessment, and the US Centers for Disease Control and Prevention (USCDC). “Cho tới nay, không có bằng chứng về sự lây lan virus corona thông qua thực phẩm. CÁc quan điểm này dễ dàng tìm thấy trên website WHO và các website của các cơ quan nói trên. Cho tới nay, hơn 10 triệu ca nhiễm bệnh trên toàn cầu và hơn 80.000 ca tại Trung Quốc nhưng không có trường hợp nà nhiễm bệnh do thực phẩm”, ông Bi cho biết trong họp báo ngày 10/7.

Nhưng còn về các điều kiện làm mát hay đông lạnh như CDC sau đó có đề cập?

Đây là một lĩnh vực mà Trung Quốc quan ngại rõ rệt. FSA nhấn mạnh một số ít nghiên cứu đã tiến hành điều tra về khả năng sinh tồn của virus corona trong các điều kiện nhiệt độ. “Nhưng chúng ta đều biết rằng nhìn chung tình trạng bất hoạt của virus diễn ra chậm hơn trong nhiệt độ thấp”.

Một nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học Lancet đầu tháng 4 phát hiện ra virus corona “ổn định ở mức cao ở 4 độ C nhưng nhạy cảm với hơi nóng”, phát hiện ra mức độ lây nhiễm yếu đi kể từ ngày 14 trở đi. Báo cáo tương tự cũng nhấn mạnh rằng ở nhiệt độ phòng, virus sinh tồn lâu hơn ở các bề mặt nhẵn mịn như cốc thủy tinh (lên tới 4 ngày) và thép không gỉ và nhựa (lên tới 7 ngày trong cả hai trường hợp). Trên các bề mặt thùng carton – như được các công ty Ecuador sử dụng để đóng gói tôm – virus corona được phats hiện giảm xuống dưới mức có thể phát hiện được ở nhiệt độ phòng sau 24h. Các dạng bảo quản thực phẩm khác, như sấy khô, được phát hiện có mức độ hoạt động virus corona giảm rất mạnh.

Ben Chapman, giáo sư và chuyên gia an toàn thực phẩm tại Đại học Bắc Carolina, mô tả khả năng sinh tồn của virus corona trên các bề mặt khác nhau – bao gồm thực phẩm và bao bì – là một “vấn đề lớn”. “Hiện còn quá ít nghiên cứu về vấn đề này nhưng vẫn còn quá nheièu câu hỏi bỏ ngỏ. Chúng ta cần biết virus sống sót bao lâu không chỉ trên các vật liệu khác nhau mà còn dưới các điều kiện kết hợp độ ẩm và nhiệt độ khác nhau. Một loạt câu hỏi liên quan đến mức độ nhiệt, khử trùng, tia UV và áp suất có thể làm bất hoạt loại virus này. Hiểu rõ các vấn đề này có thể cung cấp bằng chứng khoa học và chúng ta có thể đưa ra các khuyến nghị tốt hơn cho kiểm soát sự lây lan của virus này”, ông viết trong một bài đăng blog.

Tuy nhiên, các phát hiện dương tính ở bao bì ngoài của tôm cho thấy “khả năng thủy sản nhập khẩu có thể mang virus corona đến Trung Quốc”, theo Wu Zunyou, trưởng khoa dịch tễ học của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc (CDC) phát biểu phỏng vấn CCTV ngày 11/7: “Bất kể một nguồn mới gây bùng phát dịch nào cũng cần có các thảo luận và xác thực khoa học”. Đồng thời, các biện pháp phòng ngừa nên được triển khai, bao gồm cấm nhập khẩu nếu cần thiết, ông phát biểu. “Đối với hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt từ các nước có dịch, và đặc biệt là các sản phẩm đóng gói nhập khẩu đông lạnh hoặc bảo quản ở nhiẹt độ thấp, các hoạt động kiểm tra nên được tăng cường hoặc cấm toànd iện. Các biện pháp này có thể giúp giảm rủi ro”. Liên quan đến các rủi ro từ hàng hóa nhập khẩu, FSA cho rằng: “Các quy định hiện hành về chứng nhận và nhập khẩu đủ để đảm bảo thực phẩm nhập khẩu không chứa COVID-19 ở mức độ gây rủi roc ho người tiêu dùng, chúng tôi không oh rằng các chính sách hạn chế thương mại tự do thực phẩm là cần thiết”.

Đây là quan điểm nhận được đồng thuận cơ bản từ EFSA, WHO và FDA Mỹ, đồng loạt tái khẳng định quan điểm này về rủi ro virus corona thâm nhập vào một nước thông qua nhập khẩu thực phẩm khi trả lời phỏng vấn Undercurrent News. “Mỹ hiểu nỗi lo ngại của người tiêu dùng nội địa và toàn cầu về vấn đề này. Mọi người đề muốn biết liệu các nhà sản xuất, chế biến và các nhà thực thi luật có triển khai các biện pháp phòng ngừa cần thiết, ưu tiên an toàn thực phẩm trong giai đoạn khó khăn này hay không”, FDA cho hay trong một tuyên bố chung với Bộ Nông nghiệp Mỹ. “Tuy nhiên, các nỗ lực của một số nước về hạn chế xuất khẩu thực phẩm do khả năng truyền nhiễm COVID-19 là không phù hợp với hiểu biết khoa học hiện nay về truyền nhiễm”.

CDC của Mỹ không phản hồi trước các yêu cầu bình luận từ Undercurrent News.

Trường hợp này có giống như trường hợp phát hiện thớt sơ chế cá hồi liên quan đến cá hồi nhập khẩu trong đợt bùng phát COVID-19 tại Bắc Kinh không?

Không giống nhau. Sự khác biệt chính là mẫu dương tính lấy từ thớt sơ chế cá hồi trong một chợ trời đông người tại Bắc Kinh, nghĩa là truy xuất nguồn gốc virus tới đây là không thể. CDC Trung Quốc cũng cho hay không có bằng chứng cho thây cá hồi bị nhiễm virus corona trước khi được phân phối tại chợ này.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, các nhà chức trách hải quan Trung Quốc lấy mẫu bao bì bên ngoài tôm và bên trong container vận chuyển tới khi các lô hàng vừa cập 2 cảng riêng rẽ tại nước này là Đại Liên và Hạ Môn. Giả định rằng bên ngoài container không bị giả mạo trong thời gian đi từ Ecuador tới Trung Quốc và không có nhà chức trách Trung Quốc nhiễm bệnh nào kiểm tra các mẫu vật phẩm, các mẫu dương tính đã đi không gián đoạn từ Ecuador tới Trung Quốc,

Sau sự cố liên quan đến cá hồi, nhiều nhà chức trách cảng tại Trung Quốc đã ra lệnh kiểm tra bắt buộc đối với tất cả cá hồi tươi nhập khẩu – một chính sách sau đó đã lan sang tôm nhập khẩu. Các thực phẩm khác cũng đối mặt với kiểm tra bắt buộc tại cảng dù với tần suất thấp hơn.

Từ ngày 3/7 – cuối ngày 9/7, các nhà chức trách hải quan Trung Quốc đã kiểm tra tổng cộng 227.934 mẫu lấy từ hàng hóa nhập khẩu; bao gồm 43.964 mẫu hàng hóa, 47.568 mẫu bao bì bên trong và bên ngoài, và 36.402 mẫu từ môi trường xung quanh. Ngoài 5 mẫu dương tính từ các công ty Industrial Pesquera Santa Priscila, Empacreci, và Empacadora Del Pacifico Sociedad Anonima Edpacif, hiện chưa có mẫu nào phát hiện dương tính với virus corona.

Vậy các nhà máy chế biến thực phẩm và trung tâm đóng gói có rủi ro cao hơn không?

Xét tới vai trò cực kì quan trọng trong chuỗi cung ứng thực phẩm và các hàng hóa thiết yếu khác, các nhà máy đóng gói thực phẩm và các trung tâm đóng gói khác hưởng quyền miễn trừ đặc biệt, được mở cửa trong suốt giai đoạn phong tỏa.

Tuy nhiên, môi trường bận rộn với nhiều người xử lý rất nhiều hàng hóa. Một nguồn tin từ NHS cho biết “tần suất cao” các đợt bùng dịch đang được báo cáo tại Anh là tại các cơ sở như vậy. “Nhiều đợt bùng phát dịch mà chúng tôi đang đối phó hiện nay là tại các nhà máy chế biến thực phẩm và các nhà kho. Các không gian làm việc giới hạn, lực lượng lao động trẻ là chủ yếu và thiếu các biện pháp vệ sinh tay và giãn cách nghiêm ngặt nên virus dễ dàng lây lan hơn”.

Ngành thủy sản báo cáo một tỷ lệ nhất định các đợt bùng phát. Trong tháng 6, nhà sản xuất cá hồi Chile Blumar giảm mạnh sản xuất tại nhà máy chế biến Talcahuano sau khi xác nhận 5 trường hợp nhiễm bệnh. Trong cùng tháng, Pacific Seafoods, một nhà chế biến thủy sản Mỹ, tạm thời đóng cửa nhà máy tại Newport, Oregon, sau một đợt bùng phát. Đồng thời, American Seafoods và Iberconsa đều báo cáo các đợt bùng dịch COVID-19 trên các tàu khai thác thủy sản.

Trung Quốc cũng tạm ngừng nhập khẩu từ các nhà máy chế biến thực phẩm có báo cáo người nhiễm bệnh. Tháng trước, Trung Quốc tạm ngừng nhập khẩu từ nhà máy chế biến thịt gà của Tyson Foods tại Mỹ và một nhà máy chế biến thịt lợn tại Đức. Một số nhà máy chế biến thịt tại Brazil tự nguyện tạm ngừng xuất khẩu sang Trung Quốc do lo ngại bị đưa vào danh sách cấm.

Để phản ứng trước các lệnh tạm ngừng, CAN cho biết Ecuador “đang tiếp nhận tình hình một cách rất nghiêm túc và hành động theo khuyến nghị của WHO cũng như các tiêu chuẩn mới của Trung Quốc. Ngành đang thắt chặt hoạt động xét nghiệm PCR cho công nhân, tại các khu vực đóng gói, bảo quản và xử lý nguyên liệu, cũng như vệ sinh và khử trùng container”.

Hành động của Trung Quốc có đang kéo giá tôm giảm?

Trung Quốc có vẻ đang không hành động nhằm vào trừng phạt Ecuador và hưởng lợi từ hạ giá, hoặc để bảo vệ nông dân nuôi tôm Trung Quốc (các báo cáo mới nhất tại Trung Quốc cho thấy giá tôm nuôi tại nước này cũng giảm, có thể do người tiêu dùng không phân biệt được tôm nhập khẩu với tôm nội địa).

Tuy nhiên, không nghi ngờ gì nữa, tình hình hiện tại đang gây thiệt hại hết sức to lớn cho ngành tôm Ecuador, vốn phụ thuộc nặng nề vào thị trường Trung Quốc. Các dự báo mơi snhất cho thấy trong tháng 7, đến nay xuất khẩu tôm Ecuador sang Trung Quốc mới chỉ đạt 4.990 tấn, chỉ bằng 9% so với mức xuất khẩu tháng 5. Theo Bộ trưởng sản xuất, thương mại quốc tế, đầu tư và thủy sản Ecuador Ivan Ontaneda, ngành tôm Ecuador chưa từng trải qua một cuộc khủng hoảng giá nào nghiêm trọng như lần này trong hơn 1 thập kỷ qua”.

Theo Undercurrent News

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản