0

Tỉnh Long An kêu gọi Bộ Công thương dỡ bỏ tất cả các hạn chế đối với xuất khẩu gạo nếp do tỉnh còn khoảng 56.000 tấn tồn kho gạo nếp. Chính phủ gần đây đã phê duyệt nối lại xuất khẩu gạo nhưng đặt ra hạn ngạch khoảng 400.000 tấn trong tháng 4 và theo dõi chặt chẽ an ninh lương thực giữa bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp. Gạo nếp không phải là loại gạo tiêu dùng hàng ngày nên Sở Công thương tỉnh Long An đề xuất Bộ Công thương không nên đưa gạo nếp vào quy định hạn ngạch hiện nay.

Ngày 12/4, cơ quan hải quan bắt đầu chấp nhận các tờ khai hải quan trực tuyến từ các nhà xuất khẩu gạo nhưng nhiều công ty thất vọng khi hạn ngạch 400.000 tấn nhanh chóng bị giành hết chỉ trong vòng 3 giờ. Nhiều doanh nghiệp có các lô hàng gạo tắc tại các cảng không kịp nộp các mẫu tờ khai hải quan.

Ông Nguyễn Quang Hòa, giám đốc công ty TNHH Dương Vũ tại tỉnh Long An, một trong những công ty xuất khẩu gạo nếp lớn nhất cả nước, cho biết công ty ông thu mua hơn 200.000 tấn gạo nếp hàng năm nhưng đang đứng trên bờ vực phá sản do không thể xuất khẩu. Hiện công ty có tồn kho 30.000 tấn, trong đó 13.000 tấn đã chất đầy vào các containers ngày 20/3 và các công đoạn kỹ thuật đều đã hoàn tất để đưa lên tàu nhưng công ty không thể nộp các mẫu tờ khai hải quan. Ông Hòa cho biết: “Nếu không thể xuất khẩu thì ngoài việc phải bồi thường cho khách hàng, chúng tôi không biết làm gì với lượng gạo này”. Công ty đã viết thư trực tiếp lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đề xuất miễn trừ gạo nếp và gạo nếp tấm khỏi hạn ngạch xuất khẩu để tránh đi đến việc phá sản.

Long An có khoảng 65.000ha trồng lúa nếp và là tỉnh sản xuất lúa nếp lớn nhất trong số các tỉnh ĐBSCL, theo Sở Công thương tỉnh này cho hay.

Theo VNS

Admin

Hạn ngạch và tích trữ gạo khắp nơi khiến kế hoạch dự trữ gạo của chính phủ Việt Nam trở nên đắt đỏ

Bài trước

Dự báo xuất khẩu gạo năm 2024 của Việt Nam vượt mục tiêu

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc