Ngũ cốc

Mực nước sông Mekong giảm, Thái Lan hạn hán, vị đắng của ngành nông nghiệp Thái đầu năm 2020

0

Theo TMD, tình trạng hạn hán năm 2020 gây ra bởi cùng hình thái thời tiết dẫn tới lượng mưa thấp hơn trung bình trên khắp Thái Lan trong năm 2019. Khu vực trung tâm sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, đặc biệt là 22 tỉnh dọc sông Chao Phraya. Nakhon Sawan, với 11.200ha đất trồng lúa, có thể là khu vực hạn hán nghiêm trọng nhất. Bất chấp hàng loạt các giải pháp ngắn hạn nhằm giải quyết tình trạng thiếu nước, bao gồm sử dụng thâm xe bồn tại các khu vực hạn hán và đào thêm giếng để khai thác nước ngầm, hạn hán năm 2020 được cho là sẽ làm chao đảo các ngành nông công nghiệp có phụ thuộc vào nguồn nước để vận hành sản xuất.

Mối nguy lơ lửng

Giám đốc Bộ Thương mại nội địa Whichai Phochanakij cho biết hạn hán sẽ làm giảm nguồn cung nông sản, đặc biệt là gạo thơm Hom Mali, gạo trắng, chanh, rau tươi, thịt lợn và dầu cọ đóng chai làm thực phẩm. Trong số các tiểu ngành nông nghiệp, trồng trọt là ngành quan trọng nhất và chiếm 60% tổng sản lượng nông nghiệp của Thái Lan. Bộ đang chuẩn bị các biện pháp như cung cấp các sản phẩm giảm giá đặc biệt thông qua các cửa hàng giá thấp Thong Fah trên toàn quốc để giảm nhẹ tình trạng khó khăn của người tiêu dùng – những người có thể phải đối mặt với tình trạng giá nông sản tăng do hạn hán.

Theo ông Whichai, gần đây đã chủ trì một cuộc họp với các tiểu ban chuyên trách giá tham chiếu cho chính sách bảo hiểm giá gạo của nước này, sản lượng lúa cả hai vụ của thía Lan trong niên vụ 2019-20 dự báo đạt 27 – 28 triệu tấn, với áp lực giảm sản lượng chủ yếu tập trung trong vụ 2, do hạn hán và lũ lụt luân phiên. Sản lượng lúa vụ chính dự báo đạt 24 triệu tấn, giảm 3 – 12,5% so với mức sản lượng 25 – 27 triệu tấn thông thường. Do sản lượng giảm, giá lúa Hom Mali, lúa gạo trắng và lúa nếp dự báo tăng, ông Whitchai nhận định. Giá lúa Hom Mali hiện ở mức 14.000 – 15.000 Baht/tấn (462 – 496 USD/tấn), giá lúa gạo nếp hiện ở mức 14.000 Baht/tấn và giá lúa gạo trắng ở mức 8.000 Baht/tấn (264 USD/tấn).

Sản xuất rau quả cũng yêu cầu lượng nước lớn, như sản xuất mùi tây và chanh, nên hoạt động sản xuất rau quả của Thái Lan cũng có thể chịu ảnh hưởng. Bộ đang hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Hợp tác Nông nghiệp để thúc đẩy sản xuất các cây trồng cần ít nước hơn. Ông Whichai cho biết đợt khô hạn này sẽ không chỉ tác động lên tốc độ sinh trưởng của lợn mà còn đe dọa gây chết lợn. Ngoài ra, dịch tả lợn trên diện rộng tại Trung Quốc, Lào và Việt Nam đang tạo ra nhu cầu nhập khẩu thịt lợn lớn, ông cho biết thêm Thái Lan xuất khẩu 6.000 – 8.000 con lợn mỗi ngày sang 3 nước này. Giá lợn cổng trại hiện ở mức 75 Baht/kg.

Các kế hoạch giảm thiểu tác động

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Hợp tác Nông nghiệp Chalermchai Sri-on thừa nhận rằng diễn biến mưa hiện nay biến động rất thất thường, dẫn tới mực nước thấp bất thường tại một số hồ trữ nước và các dòng sông. Đặc biệt trong năm 2019, các khu vực dọc sông Chao Phraya, chảy vào vịnh Thái Lan, trải qua giai đoạn thiếu nguồn cung nước và psử dụng nhiều nước hơn mức phân bổ hàng năm của Cơ quan Thủy lợi Hoàng gia (RID), dẫn tới xâm mặn vào sông Chao Phraya, ảnh hưởng đến chất lượng nước cho cả tiêu dùng lẫn sản xuất nông nghiệp.

Theo ông Chalermchai, Bộ Nông nghiệp hiện đang triển khai xây dựng thêm 421 cơ sở trữ nước, với đầy đủ các quy mô lớn, vừa và nhỏ, bao gồm các khu vực hứng nước, trong cuộc chiến chống lại tình trạng thiếu nước. Các nhà máy dự trữ nước mới này sẽ tăng côgn suất nước thêm 942 triệu m3, và ông cho hay có tới 196.800ha khu vực thủy lợi mới sẽ hưởng lợi từ động thái này.

Về dài hạn, chính phủ phải mở rộng công suất trữ nước do không thể phụ thuộc và các nhà máy hiện thời. Có tới 40.000 hồ, mỗi hồ có công suất 1.260 m3, sẽ được tạo ra cho nông dân hoạt động tại các khu vực thủy lợi hóa trong cuộc chiến chống khô hạn, theo ông Chalermchai cho hay. Các hoạt động gây mưa nhân tạo cũng đang được lên kế hoạch để bao phủ 25 lưu vực sông tại 77 tỉnh. Các hoạt động này dự kiến sẽ mang lại lợi ích cho 36,8 triệu ha đất nông nghiệp.

Theo kế hoạch quản lý nước của Bộ trong mùa khô, Cơ quan Thủy lợi Hoàng gia có kế hoạch phân bổ tổng cộng 28,239 tỷ m3 nước trên toàn quốc trong suốt mùa khô kéo dài từ 1/11/2019 – 30/4/2020. Trong tổng lượng nước phân bổ này, 2,3 tỷ m3 dành cho tiêu dùng, 7,006 tỷ m3 dành cho bảo tồn sinh thái, 10,54 tỷ m3 là nước dự trữ cho tới đầu mùa mưa (5 – 7/2020), 7,874 tỷ m3 dành cho nông nghiệp trong mùa khô và 519 triệu m3 dành cho công nghiệp.

Nông nghiệp – ngành xương sống của nền kinh tế

Supant Mongkolsuthree, chủ tịch Liên đoàn các ngành Thái Lan (FTI), cho biết khu vực tư nhân hết sức lo lắng về tác động tiêu cực của hạn hán trong năm 2020. Ngành nông nghiệp được cho là sẽ chịu thiệt hại nặng nề nhất. “Đây là ngành xương sống đối với GDP Thái Lan, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và các sản phẩm thực phẩm”, ông Supant phát biểu. “Thái Lan có nhiều hàng hóa có giá trị cao như gạo, cao su, dầu cọ. Tình trạng hạn hán sẽ làm giảm thu nhập lẫn sức mua của nông dân”.

NgGành công nghiệp có thể hứng chịu ít nhiều thiệt hại do hạn hán nhưng nhiều nhà máy và các khu vực công nghiệp đã có các phương án dự phòng với hệ thống quản lý nước nội bộ và quản lý khủng hoảng thiên tai. “Trong bức tranh lớn, các ngành thực phẩm và chế biến thực phẩm sẽ chịu tác động mạnh nhất. Các ngành này cũng đóng góp lớn vào nền kinh tế Thái Lan cả về tiêu dùng nội địa lẫn xuất khẩu”.

Theo Bangkok Post

Admin

Nước sông Mekong biến mất và lời hứa của người Trung Quốc

Bài trước

Các quốc gia dọc sông Mekong gánh chịu chi phí ẩn từ hệ thống đập của Trung Quốc

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc