Hiện là khoảng thời gian khó khăn cho nguồn cung tôm Đông Nam Á – dịch bệnh, chi phí sản xuất tăng, cạnh tranh từ Nam Mỹ - đang gây ra rất nhiều thách thức cho khu vực sản xuất tôm lớn nhất thế giới này. Với điều kiện khí hậu hiện nay, báo cáo mở rộng của Boston Consulting Group (BCG) có trụ sở tại Mỹ đã chi tiết hóa những con đường mà tổ chức này tin rằng mỗi nước sản xuất tôm lớn tại Đông Nam Á phải đi theo để duy trì cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Mặc dù các thực trạng và khuyến nghị cho mỗi nước khác nhau đáng kể, một trong những chủ đề chính liên tục lặp lại: chuyển dịch sang các mô hình nuôi khép kín, thâm cạnh hơn là không thể tránh khỏi nếu nông dân muốn có lợi nhuận bền vững. “Các công ty mà chúng tôi đã thảo luận đều đồng ý rằng, có thể trường hợp doanh nghiệp là không toàn diện, nhưng từ khía cạnh giảm nhẹ rủi ro, truy xuất nguồn gốc và chứng nhận xuất xứ, đây là xu hướng không thể tránh khỏi của giới doanh nghiệp trong 5 năm tới”, theo ông Alexander Meyer zum Felde, giám đốc tại BCG Hamburg cho hay.

Các kết luận báo của của BCG nhấn mạnh cách một số doanh nghiệp nuôi tôm cao cấp – như Charoen Pokphand Foods của Thái Lan và Việt Úc của Việt Nam  - đã liên tục nỗ lực xây dựng các trại nuôi tôm trong nhà công nghệ hiện đại nhất trong năm vừa qua. Ông Meyer zum Feld echo rằng các công ty như CP Foods và Thai Union Group đang đưa cá trại nuôi tôm khép kín vào bất cứ nơi nào họ gặp vấn đề về nguồn cung, như lệnh hạn chế nhập khẩu liên quan đến thẻ vàng của EU hay các quy định nhập khẩu tôm ngặt nghèo của Mỹ. “Những gì bạn sẽ quan sát thấy là họ sẽ liên tục mở rộng sản lượng từ các hệ thống nuôi khép kín công nghệ cao để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo phần nào khả năng truy xuất nguồn gốc trong các chuỗi giá trị của họ, đạt giá bán cao hơn”, ông nhấn mạnh.

Dễ hiểu là các hoạt động đầu tư này chỉ khả thi nhờ nguồn tài chính sẵn có dồi dào; tuy nhiên, một loạt các lựa chọn thay thế giá rẻ hơn cũng đang tồn tại cho những nông dân nuôi tôm quy mô nhỏ. “Đối với nông dân nuôi tôm sú không có vốn lớn và khó có thể tiến tới áp dụng toàn diện bất cứ mô hình nuôi khép kín nào, nên đối với họ, chúng tôi xác định một số lựa chọn dễ hơn đối với họ, như khối sinh học và kết hợp thức ăn”, ông cho biết thêm. “Đây không phải là một thay đổi ngay lập tức, diễn ra vào năm sau mà là một quá trình chuyển dịch liên tục theo hướng tới các hệ thống này, đặc biệt là cùng với dự báo tăng trưởng thị trường mà đối với các nước này là cơ sở duy nhất để tăng sản lượng và duy trì khả năng cạnh tranh”.

Hợp tác với Gordon and Betty Moore Foundation, nhóm nghiên cứu BCG đã dành gần 12 tháng thu thập các báo cáo của chính phủ tại khu vực này, các thống kê thương mại và thảo luận với các nhà sản xuất tôm lớn tại địa phương. “Báo cáo này dựa trên các cuộc phỏng vấn mở rộng với các chuyên gia tại địa bàn, với nông dân và các nhà tư vấn”, theo trưởng nhóm dự án Sophie Zielcke cho hay. “Chúng tôi đã nói chuyện với rất nhiều nhà quản lý của các công ty sản xuất tôm lớn, những chuỗi khép kín đang vận hành tại các nước này, từ thức ăn, nuôi tôm tới chế biến, xuyên suốt các chuỗi giá trị”. Bà Zielcke ước tính công ty đã nói chuyện với xấp xỉ 15 – 20 nguồn tin sơ cấp tại mỗi nước khi thu thập dữ liệu cho báo cáo.

Truy xuất nguồn gốc là vấn đề cốt lõi của Thái Lan, Việt Nam

Ngành tôm Thái Lan – từng là nước cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường Mỹ - đã giảm mạnh quy mô từ năm 2012 đến nay, theo báo cáo của BCG, sau hàng loạt vấn đề liên quan đến bệnh tôm chết sớm và các hạn chế thương mại từ EU, Mỹ. Báo cáo của BCG nhấn mạnh tiềm năng thị trường lớn cho bất cứ nhà cung cấp nào có năng lực cung cấp chuỗi giá trị có khả năng truy xuất nguồn gốc triệt để. “Những bên tiên phong trong lĩnh vực này có thể kỳ vọng gặt hái mức giá bán cao cho tôm được truy xuất nguồn gốc toàn diện”, báo cáo viết. “Mặc dù truy xuất nguồn gốc sẽ tiến tới trở thành một quy chuẩn mới và giá sẽ tăng theo, Thái Lan có khả năng thể hiện một mức độ minh bạch hợp lý, sẽ là điểm phân biệt tối ưu nguồn tôm của nước này với các nguồn tôm khác và vạch ra một tia sáng, giải quyết những rủi ro mà người mua gánh chịu khi phải thu mua tôm không rõ nguồn gốc từ các nước khác”.

Để đưa việc truy xuất nguồn gốc tiến tới mức độ khả thi cao, BCG khuyến nghị rằng các công ty cần bắt đầu thay đổi cách sử dụng các hệ thống thu mua trung gian – hiện chiếm tới xấp xỉ 90% nguồn tôm bán từ nông dân Thái Lan tới các nhà chế biến. Giữa họ, BCG ước tính rằng Thai Union và CP Foods kiểm soát 60% ngành tôm Thái Lan nhưng vẫn cần thương lái trung gian – những người vốn không có ghi chép chính thức đầy đủ - trong bối cảnh ngành nuôi tôm Thái Lan có tính phân tán cao. Bằng cách áp dụng các biện pháp như khối sinh học và các hệ thống nuôi tái tuần hoàn, các nhà sản xuất khép kín được kỳ vọng sẽ là động lực tạo nên hệ thống truy xuất nguồn gốc tại Thái Lan, cũng như giúp tăng mạnh biên lợi nhuận của họ.

Việt Nam đối diện với các vấn đề tương tự như năng suất nuôi tôm tương đối thấp, cộng với EU áp thẻ vàng kéo dài, nghĩa là Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong cạnh tranh với Ấn Độ và Indonesia về lượng và giá. Các nhà phân tích của BCG dự báo rằng với mức tăng trưởng như hiện nay, Indonesia và Ấn Độ đang trên đà đạt mục tiêu sản lượng 900.000 tấn và 1,4 triệu tấn vào năm 2025. Trong khi đó, với tốc độ tăng trưởng sản lượng tôm hàng năm thấp hơn, chỉ ở mức 2%, sản lượng tôm của Việt Nam sẽ chỉ đạt khoảng 630.000 tấn trong cùng khoảng thời gian dự báo.

Báo cáo tính toán rằng nếu sản xuất tôm của Việt Nam có thể đạt hiệu quả tương đương với các đối thủ cạnh tranh, thì sản lượng tôm đến năm 2025 có thể tăng 65% so với mức hiện nay, tương đương giá trị tăng thêm là 300 triệu USD. Mức sử dụng kháng sinh tương đối cao trong nuôi tôm tại Việt Nam cũng dẫn tới tỷ lệ từ chối thông quan cao tại Mỹ, EU và Nhật Bản hơn so với các nước sản xuất tôm láng giềng.

Tại Việt Nam, BCG tin rằng đây là một trường hợp điển hình về tăng sử dụng thức ăn chức năng trong nuôi tôm, mặc dù chi phí cao đang khiến nhiều nhà sản xuất thức ăn nuôi tôm ngừng hoạt động khi giá tôm toàn cầu liên tục duy trì ở mức thấp. “Tuy nhiên, việc tăng nhẹ thị phần trên thị trường thế giới có thể thực sự là một cú hích mạnh cho tăng trưởng thị trường TACN do tốc độ tăng tăng trưởng nhanh hơn và tỷ lệ sống cao hơn. Tăng 1% về quy mô thị trường TACN về lượng, hiện ước tính ở mức 550.000 tấn, sẽ tạo ra giá trị 7 triệu USD hàng năm”, theo BCG.

Đặc biệt, báo cáo khuyến nghị TACN kích thích tăng trưởng, sản phẩm được ước tính có biên lợi nhuận gần 28%/kg tôm bán ra – một mức lợi nhuận tương đối cao và tăng lên mức khoảng 36% đối với nông dân có thể chi trả cho loại thức ăn chức năng này.

Mặc dù thức ăn nuôi tôm kích thức sinh trưởng cũng có chi phí cao hơn tới 50% so với thức ăn thường, sử dụng loại thức ăn này để phòng ngừa dịch bệnh có thể giúp nông dân đạt mức biên lợi nhuận lên 20% nhờ tỷ lệ sống cải thiện rõ rệt, so với mức biên lợi nhuận 8% khi sử dụng thức ăn cơ bản. “Phân tích khuyến nghị rằng một sự định vị giá trị rõ ràng cho nông dân tại Việt Nam để chuyển dịch sang thức ăn kích thích tăng trưởng và tăng cường sức khỏe cho tôm trong các điều kiện cụ thể yêu cầu việc áp dụng loại thức ăn này. Đây là một cách tương đối dễ dàng để đạt mục tiêu kinh doanh mà không cần phải đầu tư hoặc nâng cấp công nghệ”.

Thay đổi chậm chạp tại Ấn Độ, bất chấp mối đe dọa dịch bệnh

Mặc dù báo cáo của BCG về Ấn Độ vẫn chưa công bố, hãng tư vấn này cho rằng quá trình chuyển dịch tới hệ thống nuôi khép kín sẽ diễn ra chậm chạp nhất tại Ấn Độ, do nước này hiện đang vẫn sinh lời từ cạnh tranh ngày một yếu đi từ Thái Lan và Việt Nam – nghĩa là động lực kinh tế để thay đổi cách làm hiện tại không mạnh. “Tôi nghĩ những gì quan trọng nhất đối với Ấn Độ là rủi ro dịch bệnh cho tới nay vẫn thấp hơn nhiều so với các nước khác nhưng tỷ lệ sống cũng giảm, mặc dù họ chưa trải qua quy mô thiệt hại lớn như đã diễn ra tại Thái Lan”, theo bà Zielcke cho hay. “Đồng thời, hệ thống nuôi tôm tại Ấn Độ, như chúng tôi hiểu, thậm chí còn phân tán hơn rất nhiều với quá nhiều trại nuôi chưa đăng ký và các tiêu chuẩn an toàn sinh học thấp”.

Mặc dù mở rộng diện tích đất nuôi tôm là nguyên nhân chính giúp ngành sản xuất tôm Ấn Độ tăng mạnh sản lượng, đây cũng là rào cản cho sự thay đổi về dài hạn cho ngành này. BCG cảnh báo rằng nếu ngành nuôi tôm Ấn Độ kháng cự lại sự chuyển dịch sang môt hình nuôi tôm thâm canh thì sẽ tự đặt mình vào rủi ro trước các hạn chế nhập khẩu mới từ Mỹ. Mỹ đã mở rộng chương trình giám sát tủy sản nhập khẩu (SIMP) bao gồm mặt hàng tôm từ năm 2018, và với khả năng truy xuất nguồn gốc thấp, động thái này có thể có tác động tiêu cực tới lợi nhuận cho các nhà sản xuất tôm Ấn  Độ trong những năm tới. “Chúng tôi thật sự nhận thấy sự chuyển dịch chậm hơn tới các mô hình nuôi khép kín trong nhà nhưng các hệ thống khép kín thông thường, khối sinh học và các hệ thống lọc nước có thể giúp giảm nhẹ rủi ro và là bước chuẩn bị tốt cho Ấn Độ đạt được tieu chuẩn cao hơn”, bà Zielcke phát biểu. “Nhưngnhững gì diễn ra hiện nay lại cần rất nhiều thời gian xét tới sự đa dạng của cộng đồng nông dân nuôi tôm và khoản ngân sách cần thiết cho một số mức độ khác nhau”.

Theo Undercurrent News
Admin

Ấn Độ dự báo lượng mưa trên mức trung bình sẽ thúc đẩy nông nghiệp, nền kinh tế

Bài trước

La Nina có khả năng diễn ra từ tháng 6 đến tháng 8

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc