Masan – Vingroup sát nhập để mở rộng bán lẻ các sản phẩm thịt. Giá thịt lợn tại Trung Quốc tăng trở lại. Hong Kong cân nhắc nhập khẩu thịt lợn từ Đông Nam Á. Masan mở rộng công suất chế biến thịt tại Việt Nam.

Masan – Vingroup sát nhập để mở rộng bán lẻ các sản phẩm thịt

Masan Consumer Holding, công ty con của tập đoàn Masan, thông báo sát nhập với tập đoàn bán lẻ lớn nhất Việt Nam là Vingroup. Theo thỏa thuận này, Vingroup sẽ hoán đổi tất cả cổ phần lĩnh vực nông nghiệp và bán lẻ cho Masan, biến mình thành một cổ động của Masan. Masan là công ty sản xuất hàng tiêu dùng lớn nhất tại Việt Nam. Vụ hợp nhất này là một bước đi chiến lược cho Masan để hiện thực hóa mục tiêu năm 2022 – nhắm tới ít nhất 10 triệu người tiêu dùng các sản phẩm thịt của Masan.

Giá thịt lợn tại Trung Quốc tăng trở lại

Giá thịt lợn tại Trung Quốc tăng trở lại trong tuần này, đợt tăng đầu tiên trong hơn 1 tháng, theo báo cáo của Reuters. Giá tăng vọt trong tháng 10 lên gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2018 do dịch tả lợn làm thiệt hại hàng triệu con lợn và làm giảm mạnh quy mô chăn nuôi lợn của Trung Quốc. Khi mùa đông đang bước vào giai đoạn đỉnh điểm, tiêu dùng thịt lợn tăng mặc dù nguồn cung thịt lợn vẫn thiếu. Các nhà phân tích nhấn mạnh rằng giá thịt lợn sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu tiếp tục tăng từ nay tới tết Nguyên đán vào cuối tháng 1 tới, khi tiêu dùng thịt thường đạt mức cao đỉnh điểm.

Hong Kong cân nhắc nhập khẩu thịt lợn từ Đông Nam Á

Hong Kong đang nghiên cứu khả năng nhập khẩu lợn sống từ Đông Nam Á, bao gồm Malaysia, để tăng cường nguồn cung thịt lợn. Thành phố này hiện phải nhập 1.700 con lợn/ngày từ Trung Quốc, giảm từ mức 4.000 con trước khi dịch tả lợn hoành hành tại đại lục. Thư ký các vấn đề Thực phẩm và Y tế Hong Kong  Sophia Chan cho biết thành phố đang liên hệ với các nhà chức trách tại Thái Lan, Hàn Quốc và Malaysia để bày tỏ quan tâm về nhập khẩu thịt lợn từ các nước này.

Masan mở rộng công suất chế biến thịt tại Việt Nam

Sau thành công của dự án tổ hợp chế biến thịt tại Hà Nam, tập đoàn Masan đang tiếp tục dự án tổ hợp chế biến thịt tại tỉnh Long An. Hoạt động đầu tư giai đoạn 1 dự án này có giá trị 56 triệu USD, bao gồm một nhà máy giết mổ và chế biết thịt và thịt mát với tổng công suất 140.000 tấn/năm. Các sản phẩm chế biến sẽ chiếm 15.000 tấn. Nhà máy này dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 12/2020.

Theo Asian Agribiz
Admin

Các công ty chăn nuôi lợn lớn của Trung Quốc lao đao vì thua lỗ, nợ nần chồng chất

Bài trước

Cơ quan thú y thế giới cảnh báo về vắc xin dịch tả lợn khi Việt Nam sẵn sàng xuất khẩu

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư