Dịch tả lợn vẫn đang diễn ra rộng khắp tại Việt Nam, làm hạn chế nguồn cung thịt lợn và đẩy giá lợn sống tăng, cùng với nhiều công ty chăn nuôi đối mặt với thiệt hại nghiêm trọng, và thậm chí các công ty chăn nuôi lớn nhất đã buộc phải đóng cửa một số cơ sở hoạt động.

Vài ngày gần đây, người tiêu dùng hoang mang trước tin đồn dịch tả lợn (ASF) đã phát triện trong một số trang trại chăn nuôi của doanh nghiệp chăn nuôi hàng đầu Việt Nam là CTCP Tập đoàn Mavin, một doanh nghiệp có vốn đầu tư Úc đang hoạt động tại Việt Nam từ năm 2004. Bất chấp các quy trình kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt, loại virus này vẫn tìm được cách lọt vào.

Tại cuộc họp với Bộ NNPTNT, ông Đào Mạnh Lương, CEO của tập đoàn Mavin, không phủ nhận các tin đồn và cho biết công ty hiện vẫn đang tiến hành thanh tra để xác định cách vấn đề xảy ra. “Chúng tôi sẽ tiêu hủy toàn bộ lợn nhiễm bệnh”, ông Lương khẳng định. Trước đó, truyền thông đưa tin nông dân Hà Quang Đào từ tỉnh miền bắc Phú Thọ cho hay 400 con lợn con ông mua từ Mavin với giá hơn 1,6 triệu/con vào ngày 6/11, tất cả đều chết do dịch tả lợn.

Doanh nghiệp bị dồn vào chân tường

Ngoài Mavin, hàng loạt doanh nghiệp đang hứng chịu thiệt hại do ASF. Ông Nguyễn Như So, chủ tịch tập đoàn Dabaco, xác nhận trong cuộc họp rằng tập đoàn đã tiêu hủy 20.000 con lợn do dịch tả lợn.

Theo các nguồn tin của VIR, công ty chăn nuôi lớn của Việt Nam là Masan đang rao bán toàn bộ các chuỗi sản xuất TACN và trang trại chăn nuôi, chỉ giữ lại nhà máy Meat Deli. Masan sở hữu một trang trại chăn nuôi quy mô 5.000 lợn nái tại tỉnh miền trung Nghệ An nhưng hiện đã gần như trống trơn do dịch tả lợn. Thực trạng này buộc Masan phải mua lợn từ các công ty khác như Japfa Comfeed Vietnam và C.P.Vietnam. Công ty đã phải tạm thời đóng cửa nhà máy sản xuất thịt trong vài tháng để khử trùng.

Nhánh sản xuất TACN của Masan là Agriculture Nutrition Corporation (Anco) chịu thua lỗ 139 tỷ đồng (6 triệu USD) trong nửa đầu năm 2019. Masan Meatlife hiện nắm giữ 100% cổ phần Anco.

Trong tháng 7, nhà sản xuất TACN có trụ sở tại Mỹ Cargill đã đóng cửa các nhà máy TACN tại Trung Quốc một phần do dịch tả lợn tàn phá ngành chăn nuôi nước này, gây ra tình trạng giảm nhu cầu TACN. “Đây không phải là xu hướng chỉ kéo dài 6 tháng tại Trung Quốc”, theo ông Chuck Warta, chủ tịch mảng kinh doanh dinh dưỡng vật nuôi và pre-mix nhận định. “Đây là vấn đề sẽ kéo dài 24 tháng, 36 tháng để có thể tái thiết ngành chăn nuôi lợn có quy mô lớn nhất thế giới”.

Cargill đã đóng cửa 3 nhà máy TACN và dinh dưỡng vật nuôi trong nửa đầu năm tài khóa kết thúc vào 31/5 vừa qua, làm giảm công suất khoảng 150.000 tấn. Tại Việt Nam, đang có tin đồn Cargill đã đóng cửa một nhà máy TACN tại tỉnh Hà Nam, trong khi De Hues cũng đang có động thái tương tự tại tỉnh này.

Điều chỉnh nguồn cung

Từ khi phát hiện lần đầu tại Việt Nam vào tháng 2/2019, dịch tả lợn đã phát hiện tại 8.296 xã thuộc 660 huyện tại tất cả 63 tỉnh thành trên khắp cả nước và khoảng 5,7 triệu con lợn, tương đương 327.000 tấn thịt, đã bị tiêu hủy.

Thị trường đang chật vật đối phó với dịch tả lợn, gây ra sự biến động mạnh về giá lợn sống và giá thịt lợn. 2 tuần trước, giá lợn sống tại các hộ chăn nuôi miền Bắc đạt mức cao kỷ lục 80.000 đồng/kg, tăng gần 170% so với tháng 5 vừa qua. Đến ngày 20/11, giá lợn sống tại các tỉnh miền bắc và miền trung ổn địnhm với mức giá cao nhất là 78.000 đồng/kg. Tuy nhiên, thiếu nguồn cung để tái đàn đang đe dọa tính ổn định về giá trong thời gian tới.

Trong khi đó, giá lợn sống tại miền nam vẫn tăng trung bình 3.000 – 5.000 đồng/kg, với mức giá cao nhất vẫn thấp hơn giá lợn sống tại miền bắc và miền trung.  Giá lợn sống từ các hộ chăn nuôi liên kết với các tập đoàn lớn vẫn dưới 70.000 đồng/kg. Giá lợn sống dự báo tiếp tục tăng do nguồn cung từ các trang trại chăn nuôi công nghiệp giảm, trong khi nông dân quy mô nhỏ đang cạn kiệt nguồn dự trữ, đồng thời không có động thái tái đàn rõ rệt.

Ông Nguyễn Xuân Dương, quyền cục trưởng Cục Chăn nuôi, giải thích rằng nguyên nhân không phải do thiếu nguồn cung lợn sống và thịt lợn gây ra tình trạng giá cao kỷ lục. “Phần lớn thông tin thị trường đều chỉ là dữ liệu từ các tỉnh riêng lẻ mà không đưa ra tổng quan toàn bộ thị trường. Bên cạnh đó, các thơng nhân quy mô lớn và các hộ gia đình chăn nuôi quy mô nhỏ đang tích trữ lợn và chờ giá tưng cao hơn khi thị trường bị dồn vào chân tường”. Giá lợn sống tăng vọt đẩy giá thịt lợn tăng mạnh theo, hiện giá thịt lợn dao động trong khoảng từ 110.000 – 130.000 đồng/kg tại các chợ ở Hà Nội, tăng gần 30% tùy thuộc vào phần thịt cắt từ bộ phần nào. Giá sườn non tăng vọt lên 150.000 – 160.000 đồng/kg.

Ông Vũ Anh Tuấn, phó tổng giám đốc CP Vietnam, cho biết bản thân công ty không muốn giá lợn sống và giá thịt lợn vượt ngoài tầm kiểm soát, gây ra bất ổn trên thị trường và dẫn tới phát triển không bền vững. Giá tăng sẽ khuyến khích nông dân và các nhà sản xuất nuôi lợn tăng lên, ngay cả khi dịch tả lợn vẫn đang hoành hành trên cả nước. kéo dài hoặc liên tục tái dịch tại nhiều nơi. “Để giải quyết tình trạng thiếu nguồn cung thịt lợn nội địa, các nhà chức trách địa phương nên xử lý triệt để hơn vấn đề buôn lậu lợn sang Trung Quốc, sẽ ngay lập tức giúp làm dịu giá lợn nội địa”, ông khuyến nghị.

Ngoài ra, giá lợn nội địa cao đang mở ra nhiều cửa để nhập khẩu thịt, tác động mạnh tới cấu trúc ngành chăn nuôi nội địa và tăng rủi ro dịch bệnh khác. Ông Tuấn cảnh báo Trung Quốc đang thu gom tất cả các loại lợn thịt từ các thị trường khu vực. “Do đó, nếu chúng ta không kiểm soát xuất khẩu thì đây có thể là nguồn gây ra bất ổn và làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nguồn cung thịt lợn trong tương lai”.

Tái đàn

Bên cạnh đó, các đại diện của các tập đoàn chăn nuôi khác chia sẻ sự cần thiết phải khuyến khích các hộ chăn nuôi tái đàn để bù đắp tác động của dịch tả lợn. Trong dài hạn, các tập đoàn sẽ phải xây dựng các chuỗi sản xuất khép kín từ trang trại tới bàn ăn để giảm số lượng các nhà trung gian liên quan vào chuỗi cung ứng – qua đó giảm các yếu tố rủi ro và giá trong cùng thời điểm.

Ông Đỗ Hoàng Long, giám đốc kinh doanh và phát triển của Japfa Comfeed cho rằng: “Công ty đang tăng cường phát triển các hộ chăn nuôi gia cầm tại các khu vực dịch tả lợn diễn biến nghiêm trọng, bao gồm huyện Chương Mỹ tại Hà Nội để hạn chế rủi ro tái đàn tại các khu vực nhiễm bệnh”.

Theo VIR
Admin

Các công ty chăn nuôi lợn lớn của Trung Quốc lao đao vì thua lỗ, nợ nần chồng chất

Bài trước

Cơ quan thú y thế giới cảnh báo về vắc xin dịch tả lợn khi Việt Nam sẵn sàng xuất khẩu

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt