Mở rộng diện tích trồng cây ăn trái tại tỉnh Tiền Hiang – tỉnh sản xuất trái cây lớn nhất Việt Nam – giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu và cải thiện thu nhập.

Tỉnh ĐBSCL này có hơn 77.000ha diẹn tích trồng cây ăn trái, vượt 4,7% so với mục tiêu năm 2020 của tỉnh về diện tích trồng cây ăn trái, theo Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang cho hay. Trong những năm gần đây, các nhà chức trách địa phương đã hướng dẫn nông dân áp dụng các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP và GlobalGAP) và các mô hình trồng cây ăn quả hiệu quả.

Ông Võ Văn Nhì tại xã Đạo Thạnh, thành phố Mỹ Tho, là một ví dụ đã chuyển từ 0,3ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng bưởi da xanh và cùi hồng theo tiêu chuẩn VietGAP, dẫn tới chất lượng cao hơn và giá tốt hơn. Xuất xứ cũng có thể được truy xuất và loại trái cây này được coi là sạch và an toàn. Ông thu về lợi nhuận hàng năm 200 triệu đồng từ trồng bưởi.

Ông Lê Văn Nghĩa, phó chủ tịch UBND tỉnh, cho biết tỉnh phụ thuộc lớn vào nền kinh tế miệt vườn. Nhiều loại trái cây đặc sản như sầu riêng, thanh long, bưởi da xanh, bưởi cùi hồng được xuất khẩu và có giá trị cao.

Tỉnh đã thành lập các khu vực trồng cây ăn trái tập trung cho các loại đặc sản như sầu riêng tại tỉnh Cai Lậy, dứa tại huyện Tân Phước, và xoài Hòa Lộc tại huyện Cái Bè. Sầu riêng Cai Lây được cấp chỉ dẫn địa lý bởi Văn phòng Tài sản Trí tuệ Quốc gia. Tiền Giang có hoảng 100ha diện tích trồng xoài Hòa Lộc theo tiêu chuẩn VietGAP, được bảo  đảm đầu ra tại các cửa hàng của HTX Hòa Lộc tại huyện Cái Bè. HTX này cung cấp 100 – 150 tấn xoài Hòa Lộc hàng năm tới các thị trường Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng như cho các công ty xuất khẩu.

Các loại trái cây giá trị cao

Tỉnh Tiền Giang khuyến khích nông dân chuyển sang các loại cây ăn trái giá trị cao tại các khu vực trồng lúa kém hiệu quả và bị tác động bởi biến đổi khí hậu. Các khu vực tại Đồng Tháp Mười, khu vực ven biển Gò Công, các khu vực tại thượng nguồn sông Tiền. Tại huyện Tân Phú Đông – khu vực chịu tác động của xâm mặn, nông dân đã chuyển gần 500ha đất trồng lúa sang các loại rau và trái cây đặc sản, phần lớn là trái bình bát, trong năm nay. Bình bát là một trái cây đặc sản của địa phương, có các phẩm chất chịu hạn và xâm mặn, có năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

Các nhà chức trách địa phương tại Ngũ Hiệp và Tân Phong, hai xã thuộc huyện Cai Lậy, quyết định trái cây sẽ là cây trồng chính tại địa bàn do có điều kiện thuận lợi để trồng cây ăn trái. Ngũ Hiệp có 1.513ha sầu riêng, chiếm 98% tổng diện tích trồng sầu riêng của xã. Phần lớn nông dân thu đạt doanh thu rất cao khi chuyển sang các loại sầu riêng chất lượng cao như Monthong và Ri6.

Tại xã Tân Phong, 98% diện tích đất nông nghiệp 1.352ha đã được chuyển sang thành các vườn cây ăn trái, để trồng sầu riêng, mít Thái, chôm chôm và nhãn Ido. Các hệ thống đường bộ và thủy lợi mới cũng giúp nông dân sản xuất – kinh doanh thuận lợi hơn.

Theo  VNS
Admin

Thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến nông nghiệp Thái Lan, Việt Nam

Bài trước

Việt Nam nỗ lực duy trì vị trí nước xuất khẩu quế lớn nhất thế giới

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc