Sự bùng nổ tiêu dùng trà sữa trân châu tại Nhật Bản đang tạo ra một cú hích mạnh cho nhập khẩu bột báng. Trong 7 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu bột báng của Nhật Bản đạt khoảng 6.300 tấn, tăng gần gấp đôi lượng nhập khẩu bột báng trong cả năm 2018. Nhập khẩu bột báng từ Đài Loan  đặc biệt tăng vọt. Đài Loan đã vượt qua Thái Lan trở thành nước cung cấp bột báng lớn nhất cho Nhật Bản từ năm 2018. Giá xuất khẩu bột báng cũng tăng vọt lên mức cao nhất trong 7 năm, đạt 550 USD/tấn trong tháng 5/2018. Giá bột báng sau đó giảm xuống khoảng 450 USD/tấn, vẫn cao so với mức giá lịch sử.

Trà sữa trân châu truyền thống là món trà sữa uống lạnh, ngọt, nhiều sữa, có nhiều trân châu làm từ bột báng. Ban đầu được bán tại Đài Loan, nay trà sữa là món uống được ưa chuộng với nhiều lựa chọn hương vị và hình thức trên khắp châu Á. Cuối cùng, làn sóng này đã tràn tới Nhật Bản, khi giá trị nhập khẩu bột báng và các chất thay thế của nước này đạt 19,4 triệu USD trong 7 tháng đầu năm 2019. Lượng và giá trị nhập khẩu bột báng trong năm 2018 của Nhật Bản đều ghi nhận mức cao kỷ lục. Trong 7 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu bột báng từ Đài Loan đạt 543,4 tấn, tăng vọt 790% so với cùng kỳ năm 2018. Đài Loan hiện chiếm hơn 87% thị phần nhập khẩu bột báng tại Nhật Bản.

Chun Shui Tang và Gong Cha – các chuỗi qusan trà sữa – đang mở rộng nhanh chóng trong vài năm qua. Thành lập năm 2013, Chun Shui Tang đã phát triển chuỗi trên toàn quốc với 14 cửa hàng, phần lớn tập trung tại Tokyo và Fukuoka. Chuỗi quán trà sữa này đang lên kế hoạch mở quán thứ 15 vào tháng tới tại Hiroshima.

Tự làm đồ uống trân châu và đồ ngọt tại nhà cũng là một xu hướng trong cộng đồng giới trẻ Nhật Bản. Tần suấ tìm kiếm từ “bột báng” trên Cookpad, một trang chuyên cung cấp các công thức nấu nướng trực tuyến, tăng vọt 560% trong tháng 8 so với cùng kỳ năm 2018, theo Tabemiru, dịch vụ nghiên cứu dữ liệu của Cookpad cho thấy.

Nhiều siêu thị cũng đang bán bột báng đông lạnh. Trân châu làm từ tinh bột chiết xuất từ củ sắn, có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Nhưng loại cây trồng hiện cũng được trồng tại các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, dễ sinh sôi nảy nở.

Nigeria và Congo nằm trong nhóm nước sản xuất sắn hàng đầu thế giới nhưng chủ yếu dành cho tiêu dùng nội địa. Nước xuất khẩu sắn lớn nhất thế giới là Thái Lan. Giá sắn tại Thái Lan tăng mạnh trong năm 2017 do nguồn cung thiếu, nhưng sự bùng nổ thị trường trà sữa lại không có tác động đáng kể tới giá sắn, theo một nhà giao dịch tại Nhật Bản cho hay.

Theo Nikkei Asia Review
Admin

Khó khăn về giá, Fonterra dự đoán năm tới sẽ có nhiều biến động dù bán hàng tốt trên thị trường Trung Quốc

Bài trước

New Zealand cho biết thuế phòng vệ của Trung Quốc đối với sữa bột đã được dỡ bỏ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Sữa