Có thể không thể nào trùng hợp hơn khi vào năm con lợn và không có nguồn thực phẩm nào lại gây chú ý đến vậy trong nền chính trị Trung Quốc hiện nay.  Nỗi lo về dịch tả lợn đã kéo dài cả năm qua đã lớn đến nỗi chủ đề áp đảo trong chương trình nghị sự nội địa lẫn của quốc tế của Trung Quốc với các cuộc thảo luận về “chính trị thịt lợn”, “kinh tế học thịt lợn” và “ngoại giao thịt lợn”.

Truyền thông có lý do để ồn ào. Thịt lợn là nguồn protein cơ bản cho người Trung Quốc, hiện là nước đang tiêu thụ gần một nửa nguồn cung thịt lợn toàn cầu. Kể từ khi virus dịch tả lợn phát hiện tại một trang trại không xa biên giới của Trung Quốc với Nga vào tháng 8/2018, loại virus này đã lan ra gần 31 tỉnh đại lục và ước tính 200 con lợn – gần một nửa quy mô chăn nuôi lợn của Trung Quốc – đã bị chết hoặc tiêu hủy do dịch bệnh. Đại dịch này đẩy giá thịt lợn tăng vọt và gây ra hàng loạt tổn thất nghiêm trọng. Đầu tiên là tổn hại cho nền kinh tế: ngành chăn nuôi lợn đóng góp vào nền kinh tế Trung Quốc khoảng 128 tỷ USD.

Nhưng nỗi lo lớn hơn chính cho những người đang nắm quyền lực tại Bắc Kinh là tác động của giá thịt lợn tăng lên chi phí sinh hoạt – đặc biệt là vào thời điểm cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc và đồng NDT giảm giá vốn đang đẩy lạm phát tăng. Thịt lợn, mặt hàng tiêu dùng lẻ lớn nhât trong giỏ hàng hóa chỉ số giá tiêu dngf (CPI) là một yếu tố chính đóng góp vào lạm phát. Thịt lợn chiếm 10% điểm trong giá thực phẩm và hơn 3% trong chỉ số CPI nói chung của Trung Quốc. Đó là lý do vì sao mức tăng giá thịt lợn tới 46,7% trong tháng 8 lại đẩy chỉ số CPI lên mức cao nhất trong vòng 20 tháng, ở mức 2,8% trong tháng 8 vừa qua. Giá thịt lợn chiếm tới hơn 100 điểm cơ bản và hơn 1/3 mức chỉ số lạm phát trong thagns vừa qua, theo dữ liệu công bố bởi Tổng cục Thống kê Trung Quốc hồi đầu tuần.

Hơn nữa, khi giá thịt lợn tăng thì sẽ kéo theo giá thực phẩm khác tăng theo. Giá thịt gà, thịt bò và thịt cừu đồng loạt tăng mạnh, khi người tiêu dùng buộc phải tìm kiếm loại thịt thay thế có giá cả phải chăng hơn. Hệ quả là chi phí sinh hoạt làm giảm sức chi tiêu của người tiêu dùng, qua đó làm yếu đi các nỗ lực của chính phủ trong tái cơ cấu nền kinh tế - chuyển từ phụ thuộc quá mức vào đầu tư vốn và xuất khẩu sang tiêu dùng cá nhân.

Mặc dù mức lạm phát hiện nay vẫn nằm trong mục tiêu 3% của chính phủ nhưng được dự báo sẽ tăng mạnh trong những tháng tới. Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cảnh báo giá thịt lợn có thể tăng 70% vào cuối năm 2019.

Năm lợn – mọi chuyện xoay quanh lợn

Rõ ràng, những thất bại chính sách góp phần tạo nên một cuộc khủng hoảng. Sự lây lan của dịch tả lợn tại Trung Quốc có thể bị quy cho chính sách “ngoại giao thịt lợn” của Bắc Kinh khi nước này chuyển từ nhập khẩu thịt lợn Mỹ và Canada – 2 nước không có dịch tả lợn – sang Nga, nước chịu tổn hại lớn nhất do dịch tả lợn trên toàn thế giới. Ngày 1/9, Trung Quốc áp thuế thêm 10% đối với nhập khẩu nông sản từ Mỹ, dẫn đến mức thuế nhập khẩu thịt lợn Mỹ lên tới 72%. Trung Quốc gần đây cũng đã hủy đơn hàng mua 14.700 tấn thịt lợn Mỹ.

Trong khi đó, các trang trại chăn nuôi lợn của Trung Quốc chịu tác động mạnh bởi chính sách thuế nhập khẩu đậu tương Mỹ - vốn là nguyên liệu chính của TACN lợn tại Trung Quốc – khiến giá đậu tương tăng vọt. Trung Quốc cũng hạn chế nhập khẩu lợn con từ Canada cho Bắc Kinh giận dữ trước quyết định của Ottawa về việc bắt giữ giám đốc tài chính Huawei Meng Wanhshou, theo yêu cầu của Washington. Mặc dù Trung Quốc tự cung tự cấp được phần lớn nguồn cung thịt lợn, tình hình nguồn cung thịt lợn hiện tại có thể bớt căng thẳng hơn nhiều nếu nước này vẫn tiếp cận tốt với nguồn cung thịt lợn Mỹ và Canada. Mỹ là nước sản xuất thịt lợn lớn thứ 2 và xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới, trong khi Canada xếp thứ 6.

Sai lầm của Bắc Kinh không chỉ nằm ở địa chính trị. Một chiến dịch toàn quốc nhằm tăng hiệu quả và bảo vệ môi trường bằng cách hạn chế hoạt động chăn nuôi lợn chỉ ở quy mô lớn từ năm 2016 dẫn đến việc đóng cửa 150.000 trang trại chăn nuôi nhỏ hơn ngay trước khi dịch tả lợn bùng phát.

Những sai lầm này đang khiến Trung Quốc phải trả một giá đắt. Trong nhiều năm, Trung Quốc không gặp nhiều rắc rối với lạm phát như lo ngại về suy giảm tăng trưởng kinh tế. Nhưng giờ đây, các nhà kinh tế đang cảnh báo rằng nền kinh tế này đang đối mặt với thế lưỡng nan của suy giảm tăng trưởng kết hợp lạm phát. Phần lớn các nhà kinh tế tin rằng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục suy yếu trong nửa cuối năm 2019, so với mức gần như thấp nhất trong vòng 30 năm là 6,2% trong quý 2/2019. Suy giảm kinh tế chậm lại kết hợp với áp lực lạm phát là kịch bản tồi tệ nhất trong thời điểm này – khi nước này tiến sát tới mốc kỷ niệm 70 năm thành lập nước vào ngày 1/10. Chủ tịch Tập Cận Bình hy vọng dịp này sẽ là lúc ông phô trương thành quả lãnh đạo của mình nhưng giá thịt lợn tăng có thể đe dọa phá hủy tất cả.

Lạm phát đặc biệt gây tác động nghiêm trọng tới những người có thu nhập cố định, như những người về hưu, những người sống nhờ phúc lợi an sinh xã hội và các gia đình thu nhập thấp. Giá thịt lợn tăng vọt làm dấy lên làn sóng chỉ trích chính phủ và quan sát thông thường cũng có thể nhận định ra khả năng châm ngòi một sự bất mãn trên diện rộng.

Tất cả những diễn biến này là lý do vì sao “chính trị thịt lợn” vượt qua cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc và bất ổn tại Hong Kong để trở thành mối ưu tiên hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, với các lãnh đạo công khai thừa nhận tầm quan trọng của vấn đề. Mặc dù ông Tập không đối mặt bất cứ áp lực bầu cử nào, làn sóng giận giữ về vấn đề này đe dọa làm suy yếu niềm tin chế độ và châm ngòi cho chống đối vị thế lãnh đạo nếu ông thất bại trong hành động giúp giảm nhẹ gánh nặng đời sống nhân dân.

Sự ổn định thị trường là một trong những nền tảng cho tính chính danh của quyền lực lãnh đạo của đảng khi đợt siêu lạm phát hồi thập niên 40 được cho là đóng vai trò chính trong chiến thắng năm 1949 của chính phủ dân tộc chủ nghĩa. Lạm phát tăng trở lại vào cuối thập kỷ 80, cũng đóng một vai trò quan trọng trong châm ngòi cho các biểu tình chống chính phủ trên phạm vi toàn quốc vào năm 1989, mà cái kết là cuộc đàn áp quân sự đẫm máu đối với những người biểu tình trên quảng trường Thiên An Môn.

Con lợn là một loài vật biểu tượng tại Trung Quốc. Khi người Trung Quốc nói về bữa ăn ngập tràn thịt lợn, đó là biểu tượng của đời sống ăn no mặc ấm, còn năm lợn là biểu tượng của sự dư dả, thịnh vượng và giàu có. Ông Tập từ lâu khơi lên giấc mơ Trung Quốc đại cường và mục tiêu đạt tới “một xã hội thịnh vượng toàn diện” vào năm 2021, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc kỷ niệm 100 năm thành lập. Nhưng tất cả những tuyên bố này sẽ trở thành một trò đùa nếu Trung Quốc không thể nào lấp đầy bàn ăn của họ bằng thịt lợn nữa.

Theo South China Morning Post
Admin

Các công ty chăn nuôi lợn lớn của Trung Quốc lao đao vì thua lỗ, nợ nần chồng chất

Bài trước

Cơ quan thú y thế giới cảnh báo về vắc xin dịch tả lợn khi Việt Nam sẵn sàng xuất khẩu

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt