Gỗ

Việt Nam thắt chặt cơ chế đảm bảo tính hợp pháp của các sản phẩm gỗ

Nguồn cung gỗ thu hoạch bất hợp pháp cũng như các nhà giao dịch sản phẩm này, sẽ không được phép tham gia vào chuỗi cung ứng tại Việt Nam khi Việt Nam đang tích cực triển khai Thỏa thuận Đối tác Tự nguyện về Thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị và Thương mại Lâm sản (VPA/FLEGT).

Theo cục trưởng Cục Lâm nghiệp (VNFOREST) Nguyễn Quốc Trị phát biểu trong trong một hội thảo kỹ thuật kéo dài hai ngày về hệ thống đảm bảo tính pháp lý của nguồn gỗ Việt Nam (VNTLAS) tại Hà Nội vừa qua. Ông Trị cho hay VNFOREST đang soạn thảo một nghị định về VNTLAS, hướng dẫn triển khai các điều khoản VPA/FLEGT và Luật Lâm nghiệp. Hai nội dung quan trọng nhất của dự báo nghị định này là tính trách nhiệm giải trình và xác minh. “Hai nội dung này rất mới tại Việt Nam và rất khó cho ban soạn thảo. Trong quá trình soạn thảo, chúng tôi đã nhận được nhiều góp ý từ các nhóm sẽ chịu ảnh hưởng của nghị định này. Chúng tôi sẽ tiếp thu các góp ý này trong quá trình triển khai nghị định một cách hiệu quả”.

Tính trách nhiệm giải trình là vấn đề chính đối với tất cả các nhà nhập khẩu và tất cả các sản phẩm gỗ. Các hoạt động xác minh có thể được tiền hành bởi các văn phòng hải quan thông quan nhập khẩu và xác minh sau thông quan nếu cần thiết. Việc xác minh gỗ nhập khẩu tại Việt Nam hiện đang được thực hiện theo Thông tư ban hành bởi Bộ NNPTNT, bao gồm thông báo hải quan, danh sách các sản phẩm lâm nghiệp, các giấy phép theo Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã, nguy cấp (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora – CITES) cho lâm sản và các văn bản liên quan đến nguồn gốc xuất xứ sản phẩm lâm nghiệp,

Koen Duchateau, lãnh đạo hợp tác của phái đoàn EU tới Việt Nam, cho biết ông rất hoan nghênh những nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong soạn thảo nghị định mới về VNTLAS để văn bản này được phê chuẩn trong năm nay. Theo ông Duchateau, EU là thị trường xuất khẩu chính của gỗ và các sản phẩm gỗ từ Viẹt Nam, nằm trong top 5 thị trường xuất khẩu, bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong những nămg ần đây, EU là thị trường xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Mỹ, đối với các sản phẩm gỗ giá trị gia tăng. “Chúng ta đã đi một chặng đường dài kể từ khi bắt đầu các cuộc đàm phán của VPA FLEGT vào năm 2011, với mục tiêu đảm bảo xuất khẩu gỗ từ Việt Nam sang EU là hoạt động sản xuất hợp pháp. Đây là một quá trình dài và gập ghềnh, đòi hỏi nỗ lực tiến lên của tất cả các bên, bao gồm không chỉ chính phủ mà cả xã hội và các ngành sản xuất dựa trên nguyên liệu lâm sản”, ông Duchateau nhấn mạnh. “Thông qua làm việc hết mình cũng mở sự tham gia mang tính xây dựng và cởi mở của các bên, chúng tôi tin quan hệ đối tác của chúng ta nhằm giải quyết vấn đề khai thác gỗ bất hợp pháp và các hoạt động thương mại có liên quan sẽ tiếp tục có các tiến triển”.

Với việc ký FLEGT-VPA vào ngày 18/10 năm ngoái và chính thức có hiệu lực từ 1/6/2019, chính phủ Việt Nam cam kết phá triển VNTLAS và thắt chặt các cơ chế phát hiện vi phạm, đảm bảo thực thi luật tốt hơn. Thỏa thuận này cũng bao quát cả nguồn gỗ nhập khẩu, một vấn đề mà EU ưu tiên trong suốt quá trình đàm phán.

Triển khai VPA, bao gồm VNTLAS, sẽ bao gồm các đại diện từ các nhóm tác nhân khác nhau dọc các chuỗi giá trị, bao gồm các cơ quan chính phủ, đặc biệt ở cấp địa phương, khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội lẫn các nhà sản xuất lâm nghiệp. Các tổ chức này được kỳ vọng sẽ tham gia để tìm ra một cách đáng tin cậy để đảm bảo tính hợp pháp của các sản phẩm gỗ sản xuất tại Việt Nam. “Chúng tôi vui mừng ghi nhận sự phát triển của ngành lâm nghiệp trong suốt các chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị các sản phẩm lâm nghiệp trở thành hướng đi của Việt Nam trong những năm tới nhằm đảm bảo sản xuất và thương mại gỗ theo hướng quản lý rừng bền vững”, ông Duchateau phát biểu.

Trưởng ban Hợp tác Phát triển thuộc Đại sứ quán Đức Sebastian Paust cho rằng việc thông qua Thỏa thuận VPA/FLEGT cho thấy những thay đổi lớn trong ngành lâm nghiệp Việt Nam, hiện từng bước tham gia vào hệ thống thể ché lâm nghiệp thế giới. Ông cho biết hỗ trợ triển khai VPA/FLEGT là ưu tiên của cơ quan hợp tác phát triển Đức.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, cơ quan này đã phát hiện 48 vụ vi phạm xuất nhập khẩu các sản phẩm gỗ kể từ đầu năm 2018 đến nay, với 30 trường hợp bị phạt, một trường hợp bị khởi tố, 5 trường hợp chuyển cho các cơ quan khác và 12 trường hợp hiện vẫn đang điều tra. Cơ quan này đang hợp tác với các ngành liên quan để rà soát và soạn thảo nghị định về hệ thống đảm bảo nguồn gỗ hợp pháp. Để triển khai nghị định sau khi chính phủ phê duyệt, cơ quan này đã xây dựng một hệ thống công ghệ thông tin dành cho quản lý và tổ chức các khóa tập huấn cho cán bộ hải quan địa phương lẫn các doanh nghiệp để quản lý quy trình.

Theo VNS
Admin

Xuất khẩu gỗ giảm 15,5% trong năm 2023

Bài trước

Các nhà xuất khẩu gỗ Việt Nam theo tiêu chuẩn FSC gặp khó

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ